Điều kiện để xây dựng công trình nằm bên hành lang đường sắt. Phạm vi xây dựng công trình khu vực giao thông đường sắt.
Điều kiện để xây dựng công trình nằm bên hành lang đường sắt. Phạm vi xây dựng công trình khu vực giao thông đường sắt.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật Dương Gia: Tại mục b khoản 1 Điều 35 Luật Đường sắt 2005 quy định: Phạm vi giới hạn hành lang an toàn giao thông đường sắt là 2 mét tính từ mép ray ngoài cùng sang hai bên đối với đường sắt trong tường rào. Với địa hình đoạn đường sắt với đường bộ chạy song song với nhau và được ngăn cách bằng tường rào. Tường rào cách đường ray 4m. Vậy tôi có thể xây dựng công trình nằm bên phía đường bộ gần sát tường rào ngăn cách trên được không? Xin trân trọng cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Khoản 2, Điều 26, Luật Đường sắt 2005 quy định về phạm vi bảo vệ đường sắt:
"2. Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên đường sắt được xác định như sau:
a) 7 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đắp, không đào;
b) 5 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra đối với nền đường đắp;
c) 5 mét tính từ mép đỉnh đường đào hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước đỉnh trở ra đối với nền đường đào;"
Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương nằm ngang không nhỏ hơn trị số sau: Đối với đường đắp là 3,0 mét (m), tính từ chân nền đắp hoặc mép ngoài chân tường chắn đất trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 1 Phụ lục I của Thông tư 37/2014/TT-BGTVT); Đối với đường đào là 3,0 mét (m), tính từ mép đỉnh nền đào hoặc mép trong đỉnh tường chắn đất trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 2 Phụ lục I của Thông tư 37/2014/TT-BGTVT); Đối với nền đường không đắp, không đào là 6,1 mét (m), tính từ tim đường ngoài cùng trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 3 Phụ lục I của Thông tư 37/2014/TT-BGTVT). Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư 37/2014/TT-BGTVT. Theo đó đối với nền đường không đắp không đào là 6.1m tính từ tim đường ngoài cùng trở ra.
Đồng thời việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt. Trong trường hợp việc xây dựng, khai thác tài nguyên và tiến hành các hoạt động khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải đường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải có biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt. Khoảng cách tối thiểu của một số công trình lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định tại Khoản Điều 4, Nghị định 14/2015/NĐ-CP:
"1. Khoảng cách an toàn tối thiểu của một số công trình ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định như sau:
a) Nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 05 (năm) mét;
b) Lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh phải đặt cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 10 (mười) mét;
c) Các kho chứa chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, chất dễ nổ phải làm cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Đường dây tải điện phía trên đường sắt, ngoài việc bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về điện lực còn phải có biện pháp bảo đảm không gây nhiễu hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt và bảo đảm an toàn khi dây tải điện bị đứt;
đ) Tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ không bố trí người gác không được xây dựng công trình trong phạm vi góc cắt tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đường sắt.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể phạm vi góc cắt tầm nhìn của từng loại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Vì vậy khi xây dựng công trình gần đường sắt bạn phải xác định xem công trình của mình đã đáp ứng đủ điều kiện để đảm bảo xây dựng công trình được quy định như trên chưa? Nếu đã đủ điều kiện xây dựng thì bạn xây dựng công trình theo trình tự thủ tục của pháp luật. Nếu công trình chưa đáp ứng điều kiện về bảo đảm khoảng cách an toàn hoặc Công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt khi bắt buộc phải xây dựng hoặc tiến hành phải được cấp phép theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Theo quy định tại Điều 33, Luật Đường sắt 2005.