Tìm hiểu về điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi của mình trong giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự.
Giao dịch dân sự chính là công cụ hữu hiệu để các chủ thể tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau. Nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Nhà làm luật gọi những chủ thể này là người thứ ba ngay tình. Điều kiện để người thứ ba được bảo vệ quyền lợi trong giao dịch dân sự vô hiệu đó là:
Thứ nhất, trước khi người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự thì đã có một giao dịch dân sự trước được xác lập, thực hiện nhưng giao dịch dân sự trước đó đã bị vô hiệu.
Ví dụ: A và B tham gia giao dịch trao đổi nhà, lập hợp đồng trao đổi mang tên “Giấy đổi nhà” và có sự làm chứng của hai ông tổ trưởng tổ dân phố nơi có hai ngôi nhà. B bán lại cho C bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà và đất ở và C hiện là người sử dụng hợp pháp căn nhà. Thực chất, giao dịch của A và B là giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức (về tên gọi của hợp đồng, và phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không chỉ có sự làm chứng của hai ông tổ trưởng dân phố…). C là người thứ ba ngay tình, có được tài sản là ngôi nhà mà tài sản đó là đối tượng của một giao dịch dân sự trước đó bị vô hiệu.
Thứ hai, người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình. Tức là trong trường hợp này, người thứ ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia vào giao dịch dân sự với người không có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch liên quan liên quan đến giao dịch trước đó. Trường hợp này thường xảy ra đối với với những tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu như: đồng hồ, dây chuyền, điện thoại di động… Đối với những trường hợp tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì đa phần người thứ ba buộc phải biết tài sản có minh bạch hay không. Lúc này, người thứ ba tham gia giao dịch nếu không ngay tình và phải trả lại tài sản.
Ví dụ: A và B giao dịch thông qua
Thứ ba, tài sản phải là tài sản được phép lưu thông. Nếu là vật cấm lưu thông thì người thứ ba buộc phải biết mình xác lập giao dịch dân sự với đối tượng này là bất hợp pháp. Vật cấm lưu thông được xác định dựa trên tính chất của nó, sự dịch chuyển của nó trên thực tế nếu được tự do lưu thông thì sẽ làm ảnh hưởng đến chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội (ma túy, động vật quý hiếm…). Lúc này, người thứ ba tham gia giao dịch không ngay tình và không được pháp luật bảo vệ. Đối với trường hợp đối tượng của giao dịch là vật hạn chế lưu thông (ngoại tệ…) thì khi muốn tham gia vào các giao dịch dân sự thì cần phải được sự chấp nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu không có sự chấp nhận mà người thứ ba vẫn cố tình trao đổi thì khi xảy ra những vấn đề liên quan hoàn toàn không được pháp luật bảo vệ quyền lợi.
>>> Luật sư
Thứ tư, giao dịch dân sự được xác lập với người thứ ba phải thông qua một giao dịch dân sự có đền bù như: mua bán, vay, thuê khoán…Trường hợp giao dịch dân sự với người thứ ba đối với tài sản là động sản mà thông qua một giao dịch không có đền bù (tặng cho, thừa kế…) thì lúc này, người thứ ba mặc dù ngay tình nhưng cũng không được pháp luật bảo vệ quyền lợi và phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp. Đối với trường hợp tài sản là bất động sản, mặc dù thông qua một giao dịch có đền bù nhưng người thứ ba vẫn phải trả lại tài sản khi bị kiện đòi. Trường hợp này, tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế (người thứ ba đang sử dụng ổn định tài sản…) thì Tòa án có thể linh hoạt giải quyết bằng những phương pháp khác như đền bù…