Hiện nay trong thời kì hội nhập, người nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam trên phương diện đa dạng về ngành nghề, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện để người nước ngoài kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để người nước ngoài kinh doanh xuất nhập khẩu:
Thứ nhất, điều kiện để thành lập công ty và kinh doanh tại Việt Nam của người nước ngoài:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành đó là Điều 13 của
– Các chủ thể là cơ quan nhà nước, hoặc các chủ thể là đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đang sử dụng tài sản của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích riêng cho cơ quan và đơn vị mình mà không phải là để đầu tư vào phục vụ cho nhà nước;
– Có chủ thể là cán bộ công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ và công chức, quy định này để tránh tình trạng tham nhũng theo pháp luật về phòng chống tham nhũng hiện hành;
– Các chủ thể là sĩ quan hoặc hạ sĩ quan, công nhân quốc phòng làm việc trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên nghiệp làm việc trong các đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam thì cũng không được thành lập doanh nghiệp;
– Các cán bộ lãnh đạo đang quản lý nghiệp vụ của các doanh nghiệp 100 % vốn sở hữu nhà nước, trừ những trường hợp mà người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
– Đối với những người chưa thành niên hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì cũng không đủ điều kiện để có thể lãnh đạo và thành lập một doanh nghiệp;
– Đối với những người đang chấp hành án phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề đối với lĩnh vực kinh doanh đó. Ngoài ra còn bao gồm các trường hợp khác theo quy định của pháp luật phá sản.
Theo đó thì người nước ngoài sẽ được phép thành lập công ty tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện về mặt chủ thể: tức là đủ tuổi vị thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam, đủ năng lực hành vi dân sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể nước ngoài đó cũng không đang chấp hành án phạt tù hoặc mang quốc tịch của một trong những quốc gia thuộc thành viên của WTO, là công dân hợp pháp và có đầy đủ giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc cá nhân hợp lệ, đồng thời có sự xác nhận của lãnh sự quán.
Thứ hai, kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề được phép cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay thì ngành nghề kinh doanh mà người nước ngoài lựa chọn phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không thuộc danh mục bị chính phủ cấm. Bởi có rất nhiều ngành nghề kinh doanh có quy định hạn chế không cho phép người nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh này. Đơn cử như, doanh nghiệp kinh doanh do người nước ngoài thành lập sẽ không được thực hiện hoạt động kinh doanh đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động, hoặc người nước ngoài cũng sẽ không được kinh doanh đối với các loại dịch vụ kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải …
Thứ ba, để được thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện về tài chính. Muốn được mở danh nghiệp thì phải chứng minh được khả năng tài chính và khả năng đầu tư bằng cách cung cấp các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính ví dụ như số dư ngân hàng, sổ tiết kiệm hoặc tài sản cố định, báo cáo tài chính … quá trình đăng ký kinh doanh sẽ không được phép gây phương hại đến văn hóa và thuần phong mỹ tục hoặc lịch sử của Việt Nam. Đồng thời thì người nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam cũng phần phải cung cấp các địa điểm để tiến hành các loại dự án và cung cấp các giấy tờ về văn phòng đầy đủ và hợp lệ.
Thứ tư, điều kiện về trình tự thủ tục cần phải thực hiện. Người nước ngoài kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục thẩm tra trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam. Thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các loại ngành nghề tại Việt Nam sẽ căn cứ vào quy mô vốn đầu tư của chủ đầu tư. Cụ thể như sau:
– Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì cần phải đáp ứng các loại văn bản, giấy tờ như: văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu), hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm) và giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng.
– Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì cần phải đáp ứng các loại văn bản, giấy tờ như: văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu pháp luật quy định, giải trình kinh tế – kỹ thuật, hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường, báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thứ năm, điều kiện về hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu:
– Đối với trường hợp xuất khẩu: Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, thì cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục các loại hàng hóa cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật; không thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Đối với những loại hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp nhập khẩu. Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện như sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục những loại hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục các loại hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục các loại hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Đối với loại hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo các điều kiện thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
+ Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu;
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam;
+ Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự để người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam:
Người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì cần tiến hành các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp. Doanh nhân nước ngoài trước khi mở công ty thì đầu tiên cần chuẩn bị thông tin công ty đầy đủ như đặt tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty, loại hình công ty và vốn điều lệ.
Bước 2: Tiến hành đăng ký đầu tư cho doanh nhân nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ cụ thể gồm:
– Giấy yêu cầu được cấp giấy phép đầu tư;
– Đề xuất về việc sử dụng đất, cung cấp đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất, văn phòng đi thuê hợp lệ;
– Văn bản chứng minh khả năng tài chính của doanh nhân nước ngoài;
– Đề xuất về dự án sẽ đầu tư;
– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân hợp lệ của chủ đầu tư của nước ngoài.
Bước 3: Tiến hành xin giấy phép đăng ký và thành lập doanh nghiệp tại Việt nam. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, mở công ty theo mẫu quy định;
– Điều lệ cụ thể của công ty;
– Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân và pháp nhân của chủ đầu tư đến từ nước ngoài;
– Danh sách các thành viên, cổ đông cùng mở công ty;
– Giấy đăng ký đầu tư vừa được cấp.
Bước 4: Công bố thông tin công ty và hoàn thành thủ tục sau thành lập. Sau khi có giấy phép mở công ty, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử của quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày để tránh bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cần treo biển hiệu công ty, khắc con dấu và công khai mẫu dấu, phát hành hóa đơn, làm tài khoản ngân hàng để giao dịch, kê khai, đóng thuế và đăng ký chữ ký số.
Bước 5: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Nếu ngành nghề mà doanh nhân nước ngoài kinh doanh nằm trong những ngành nghề đòi hỏi điều kiện thì phải hoàn thành đủ điều kiện, xin giấy phép mới có thể hoạt động. Còn trường hợp kinh doanh lĩnh vực không yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động ngay sau khi thành lập doanh nghiệp và có thể bỏ qua bước này.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời gian xử lý cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Một số tài liệu người nước ngoài cần chuẩn bị để kinh doanh tại Việt Nam:
Một số giấy tờ cần chú ý và lưu tâm đối với chủ đầu tư nước ngoài như sau, nếu thiếu cần phải bổ sung để tránh mất thời gian và tốn kém chi phí của các bên:
– Hộ chiếu công chứng của người nước ngoài, công chức theo pháp luật Việt Nam và còn giá trị hiệu lực;
– Có năng lực tài chính để thực hiện dự án: người nước ngoài chứng minh thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm mang tên nhà đầu tư với số tiền tương ứng đầu tư tại Việt Nam;
– Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án: có hợp đồng thuê nhà hoặc thuê văn phòng tại Việt Nam để đăng ký trụ sở công ty. Tuy nhiên, địa chỉ không được nhà chung cư, nhà tập thể, do đây là những địa điểm không được dùng làm trụ sở kinh doanh theo pháp
4. Lưu ý khi người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
Khi người nước ngoài tiến hành đầu tư và kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam với nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu, thì cần phải lưu ý để tránh những rủi ro và vướng mắc không đáng có. Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vấn đề kinh doanh người nước ngoài được quy định tương đối cụ thể. Mà nếu như hoạt động kinh doanh đó diễn ra trên lãnh thổ của Việt Nam trái với quy định pháp luật thì sẽ không được chấp nhận và bị coi là hành vi vi phạm, bởi nó đi ngược với ý chí của nhà làm luật. Do đó một số lưu ý sẽ được đặt ra như sau:
– Đối với từng lĩnh vực đầu tư sẽ có điều kiện riêng về thủ tục, về tỷ lệ góp vốn, vốn đầu tư, hình thức đầu tư;
– Khi thành lập công ty tại Việt Nam người nước ngoài phải chứng minh năng lực tài chính để có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức như đã phân tích ở trên. Giấy tờ và hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ. Nếu cảm thấy thật sự phù hợp với lĩnh vực đó và muốn được hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam thì tiến hành yêu cầu đăng ký hoạt động, khi đó cần thiết phải đề cao pháp chế tại Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất Luật Đầu tư năm 2022;
– Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.