Điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2003 gia đình tôi được hội đồng xét duyệt đất của UBND xã xét cấp đất giãn dân. Ngày 14/11/2005 chồng tôi mất, hồ sơ xét duyệt đất đứng tên chồng tôi, sau khi chồng tôi mất thì UBND huyện cấp đất cho gia đình tôi. Gia đình tôi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính cho nhà nước đây đủ, năm 2006 UBND huyện ra quyết định giao đất nhưng vẫn đứng tên chồng tôi. Nay gia đình tôi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận QSD đất thì phòng tài nguyên nói là xét duyệt sai quy trình và không cấp giấy chứng nhận cho gia đình tôi. Vậy phòng tài nguyên môi trường trả lời cho gi đình tôi có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin mà bạn trình bày năm 2006 gia đình bạn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất. Tại thời điểm đó “
Theo Điều 113 “Luật đất đai 2013” quy định như sau:
"Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;
2. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ;
4. Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
6. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này;
7. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;
8. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh."
Theo thông tin mà bạn trình chồng bạn mất vào năm 2005, mà tại thời điểm đó. Bộ luật dân sự 2005 đang có hiệu lực pháp luật. Do vậy, khi thực hiện việc chia tài sản sẽ được áp dụng Bộ luật dân sự 2005.
Theo Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
"Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế."
Theo Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 1900.6568
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo thông tin mà bạn trình bày và theo quy định của pháp luật cụ thể tại Khoản 5 Điều 113 “Luật đất đai 2013” thì cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Như vậy, quyền sử dụng đất của chồng bạn sẽ được để thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật cho các thành viên còn lại.
+ Thừa kế theo di chúc trong trường hợp chồng bạn để lại di chúc và nội dung của di chúc có di sản để lại là mảnh đất mà được Nhà nước giao đất, chồng bạn đứng tên, sẽ được chia theo nôi dung của di chúc.
+ Thừa kế theo pháp luật trong trường hợp chồng bạn không để lại di chúc theo Điểm a Khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005. Do vậy, di sản chồng bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có thể thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền (phải được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước co thẩm quyền) cho một người đứng tên trên mảnh đất đó.
Sau đó, người được ủy quyền tiến hành làm thủ tục yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.