Giao dịch dân sự tặng cho tài sản là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tặng cho tài sản?
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một trong những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân thủ theo mà pháp luật dân sự đặt ra bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên trong giao dịch dân sự. Theo đó, chỉ có những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch dân sự, đồng thời mọi cam kết, thoả thuận hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và được pháp luật bảo hộ. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định theo Bộ luật dân sự 2015, trong đó bao gồm cả điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tặng cho tài sản.
Tặng cho tài sản được hiểu là giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng diễn ra rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể xác định đúng hoặc nắm rõ về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tặng cho tài sản. Từ đó dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự tặng cho tài sản có không ít người gặp phải rủi ro mà trở thành bên vi phạm hoặc bên bị vi phạm trong hợp đồng. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tặng cho tài sản.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Giao dịch dân sự tặng cho tài sản là gì?
Điều 457 Bộ luật dân sự về Hợp đồng tặng cho tài sản quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận được quy định tại”
Theo đó, giao dịch dân sự tặng cho tài sản có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên tặng cho giao tài sản của mình và có quyền chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho tài sản đồng ý nhận. Tuy nhiên để giao dịch dân sự tặng cho có hiệu lực thì cũng cần phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Đặc biệt trong trường hợp tài sản tặng cho là bất động sản thì điều kiện về hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản là một trong những điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự hiện hành về “Bất động sản và động sản” như sau:
“1) Bất động sản bao gồm:Đất đai;Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2) Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Theo đó, việc tặng cho tài sản có thể được thực hiện bằng hình chức hợp đồng, cũng có thể là chỉ hành vi pháp lý đơn phương của chủ sở hữu tài sản làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự đối với bên tặng cho tài sản và đối với bên nhận tài sản tặng cho theo quy định. Trong đó, tài sản tặng cho có thể là bất động sản hoặc là động sản.
Trường hợp việc tặng, cho tài sản được lập thành văn bản thì khi đó được gọi là hợp đồng tặng cho tài sản. Hợp đồng tặng cho tài sản được chia thành hai loại hợp đồng khác nhau là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện.
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tặng cho tài sản
2.1. Điều kiện thứ nhất là chủ thể tức là các bên xác lập giao dịch
Các bên xác lập giao dịch dân sự tặng cho tài sản phải là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Các bên xác lập giao dịch tặng cho tài sản có đủ điều kiện hay không cần quan tâm đến 2 yếu tố:
– Yếu tố thứ nhất là phải xác định độ tuổi của người xác lập giao dịch: trên thực tế, có giao dịch phải xem độ tuổi của hai bên tham gia xác lập giao dịch như giao dịch mua, bán, vay, mượn, thuê…, tuy nhiên cũng có giao dịch chỉ cần quan tâm độ tuổi của một bên xác lập như giao dịch tặng cho, hứa thưởng, thi có giải… Trên thực tế khi tiến hành xác định giao dịch dân sự có đảm bảo hay không thì cần phải kiểm tra xem người tham gia giao dịch dân sự tại thời điểm xác lập giao dịch có đue tuổi theo quy định của pháp luật dân sự không, nếu người tham gia giaop dịch dân sự đã đủ 18 tuổi trở lên thì đủ điều kiện về độ tuổi thực hiện tất cả các loại giao dịch dân sự. Trường hợp người tham gia giao dịch dân sự dưới 18 tuổi thì cần lưu ý:
+ Khi thực hiện giao dịch dân sự mà người tham gia giao dịch chưa đủ 18 tuổi nhưng giao dịch dân sự này chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho họ đối với người xác lập giao dịch dân sự thì giao dịch đó về mặt pháp lý vẫn có hiệu lực (trong trường hợp không vi phạm các điều kiện khác trong giao dịch).
+ Khi thực hiện giao dịch dân sự mà người tham gia giao dịch chưa đủ 18 tuổi, nhưng khi họ đã đủ 18 tuổi, họ thừa nhận hiệu lực của giao dịch dân sự mà họ đã xác lập khi chưa đủ tuổi thì theo quy định giao dịch dân sự đó không bị vô hiệu do vi phạm về điều kiện độ tuổi của chủ thể (trong trường không vi phạm các điều kiện khác).
+ Đối với người chưa đủ 15 tuổi: Các giao dịch dân sự liên quan đến chủ thể là người chưa đủ 15 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện (người đại diện có thể là cha, mẹ hoặc người giám hộ khác), như vậy tức là pháp luật dân sự xác định người chưa đủ 15 tuổi không tự xác lập giao dịch dân sự với người khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trường hợp giao dịch dân sự do người chưa đủ 15 tuổi thực hiện về mặt pháp lý không bị vô hiệu nếu giao dịch đó “nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày” của người dưới 6 tuổi hoặc “giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi” của người từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi được quy định tại khoản 3 Điều 21 và điểm a khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật dân sự được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, loại trừ các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản (là đất đai, nhà cửa…) và các động sản phải đăng ký hoặc giao dịch dân sự khác mà pháp luật quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Yếu tố thứ hai là phải xem xét người xác lập giao dịch dân sự có bị mất hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay không.
Để biết thế nào là một người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì cần xác định theo quy định tại Bộ luật dân sự. Về nguyên tắc, các giao dịch dân sự do người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi phải được người đại diện xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Tuy nhiên, cần lưu ý những trường hợp sau:
+ Thứ nhất, các giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì không bị vô hiệu do vi phạm điều kiện này.
+ Thứ hai, các giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ của bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi đối với người xác lập giao dịch thì không bị vô hiệu do vi phạm điều kiện này.
+ Thứ ba, sau khi bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi khôi phục năng lực hành vi dân sự thì họ thừa nhận hiệu lực của giao dịch đó thì giao dịch đó không bị vô hiệu do vi phạm điều kiện này.
2.2. Điều kiện thứ hai là chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện
Về bản chất là khi xác lập giao dịch dân sự thì các bên tham gia xác lập giao dịch hoàn toàn bình thường về mặt sinh học và không có yếu tố gì tác động đến nhận thức của họ. Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp sau:
– Trường hợp thứ nhất là một bên tham xác lập gia giao dịch dân sự bị đe dọa, cưỡng ép: Đe dọa, cưỡng ép được hiểu là hành vi cố ý của một bên tham gia giao dịch hoặc của người thứ ba làm cho bên còn lại phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm và tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
– Trường hợp thứ hai là một bên tham gia xác lập giao dịch dân sự bị lừa đối: Lừa dối ở dây được hiểu là hành vi cố ý của một bên tham gia giao dịch hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên còn lại hiểu sai lệch về chủ thể xác lập giao dịch, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã thực hiện xác lập giao dịch đó.
– Trường hợp thứ ba là một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự thì người đó lại không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, trong trường hợp này nếu có yêu cầu,
3. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý Luật Sư. Xin luật sư cho em hỏi: lúc trước em có cãi nhau với gia đình, em có viết 1 tờ giấy tay: nội dung trong đó là nếu cha, mẹ của em có cho em bất cứ tài sản gì thì em sẽ chuyển lại cho em của em (đã có chồng) và cháu của em. Em có ký tên và nội dung rất rõ ràng. Vậy xin hỏi Luật sự tờ giấy này có hiệu lực không? Nếu em không muốn cho nữa thì phải làm thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự như sau:
“Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Theo như bạn trình bày, lúc trước bạn có cãi nhau với gia đình, bạn có viết 1 tờ giấy tay: nội dung trong đó là nếu cha, mẹ bạn có cho bạn bất cứ tài sản gì thì bạn sẽ chuyển lại cho em của bạn (đã có chồng) và cháu của bạn, bạn có ký tên trong giấy tờ này. Giấy tờ này không được công chứng/chứng thực, không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không có giá trị pháp lý. Do đó, bạn có quyền từ chối không cho tài sản.