Nhằm thực hiện các mục tiêu trong thời đại mới, thì pháp luật nước ta hiện nay đã có những chính sách ưu tiên giao đất cho những chủ thể đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu những điều kiện để có thể tiến hành chuyển nhượng đối với loại đất ra theo chính sách của nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện chuyển nhượng đối với đất giao theo chính sách:
1.1. Đất giao theo chính sách là gì?
Theo quy định tại Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì có ghi nhận rằng, nhà nước có quyền giao lại quyền sử dụng đất cho một chủ thể khác (hay còn gọi là giao đất). Theo đó thì giao đất là khái niệm để chỉ việc nhà nước ban hành ra những quyết định trong đó ghi rõ nội dung giao lại quyền sử dụng đất cho một đối tượng khác có nhu cầu sử dụng. Pháp luật hiện nay cũng không có quy định thế nào là giao đất theo chính sách? Tuy nhiên có thể hiểu, với vai trò và tầm quan trọng của mình thì nhà nước cần phải thực hiện rất nhiều các chính sách khác nhau trong đó có chính sách đảm bảo đời sống nhu cầu của người dân, đặc biệt là những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ, Đảm bảo cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số. Theo quy định tại Điều 27 của Luật Đất đai năm 2013 thì có quy định về trách nhiệm của nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể như:
– Nhà nước cần phải có trách nhiệm xây dựng những chính sách về đất ở cũng như đặt sinh hoạt cho cộng đồng người ở đồng bào dân tộc thiểu số sao cho phù hợp với tập quán và phong tục của họ, sao cho phù hợp với bản sắc văn hóa cũng như điều kiện thực tế của từng vùng dân tộc thiểu số khác;
– Ngoài ra, thì nhà nước cần phải có chính sách tạo điều kiện cho các chủ thể ở đồng bào dân tộc thiểu số được trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp ở nông thôn và có đất để sản xuất nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy thì giao đất theo chính sách chính là việc nhà nước đưa ra những quyết định giao đất cho đồng bào các dân tộc thiểu số với mục đích thực hiện chính sách bình ổn hóa trong sự phát triển của kinh tế xã hội, đặc biệt là trong điều kiện đất nước ta đang phát triển như ngày nay.
1.2. Điều kiện chuyển nhượng đối với đất giao theo chính sách:
Có thể nói chuyển nhượng đất nói chung và chuyển nhượng đối với đất giao theo chính sách nói riêng cần phải đắp ứng được những yêu cầu và điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ nhất, chuyển nhượng đối với đất giao theo chính sách cũng là một trong những hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
– Phải có những loại giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất hợp pháp của các chủ thể chuyển nhượng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật đất đai có ghi nhận;
– Đối tượng là quyền sử dụng đất đem đi chuyển nhượng phải là đất không có tranh chấp và được sử dụng ổn định lâu dài, cần có sự xác nhận của chủ thể có thẩm quyền đó là ủy ban nhân dân xã nơi đất tọa lạc;
– Ngoài ra thì quyền sử dụng đất đó sẽ không bị kê biên để đảm bảo thi hành án trong các bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Và đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai;
– Quá trình thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký đất đai và việc chuyển nhượng này sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Thứ hai, cần phải đáp ứng được những điều kiện riêng của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất giao theo chính sách của nhà nước. Cụ thể là căn cứ tại Điều 192 của Luật Đất đai năm 2013 có đưa ra quy định về điều kiện chuyển nhượng đất đối với các đồng bào dân tộc thiểu số được nhà nước giao đất theo các chính sách hỗ trợ thì cần phải đáp ứng được những vấn đề cơ bản sau:
– Các chủ thể thực hiện chuyển nhượng trong trường hợp này đó là hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng đất hợp pháp do chủ thể là nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ phù hợp với quy định của pháp luật;
– Các chủ thể này được phép chuyển nhượng đối với phần đất giao theo chính sách của nhà nước khi đắp ứng được thời hạn sử dụng đất đó là sau 10 năm, được tính kể từ ngày có quyết định giao đất theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra có thể căn cứ vào
Vậy thì có thể liệt kê một số điều kiện để chuyển nhượng đối với đất đai theo chính sách hỗ trợ của nhà nước như sau:
– Phải sử dụng đất ổn định 10 năm được tính kể từ ngày có quyết định giao đất của nhà nước;
– Và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận rằng các đối tượng này hiện nay không có nhu cầu sử dụng do nhiều nguyên nhân khác: có thể nó đã chuyển khỏi địa bàn xã phường nơi cư trú để đến sinh sống tại một nơi khác, hoặc nay đã chuyển sang một ngành nghề khác không còn sử dụng đến đất đó; hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nay không còn khả năng lao động …
2. Đồng bào dân tộc thiểu số có thuộc đối tượng được nhà nước giao đất theo chính sách không?
Để trả lời cho câu hỏi: Đồng bào dân tộc thiểu số có thuộc đối tượng được nhà nước giao đất theo chính sách hay không? Thì cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về chính sách của nhà nước, cụ thể là nhà nước sẽ cần phải thực hiện các chính sách cơ bản sau:
– Nhà nước phải có các chính sách đầu tư cũng như huy động nguồn lực xã hội để tiến hành các hoạt động gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như an ninh quốc phòng quốc gia;
– Nhà nước cần phải thực hiện các chính sách với mục đích đảm bảo nguồn lực cho hoạt động quản lý cũng như bảo vệ và phát triển các loại rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Ngoài ra thì nhà nước cũng là chủ thể cần phải đảm bảo quyền và lễ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội cũng như cộng đồng dân cư;
– Nhà nước cần phải khuyến khích sự phát triển của các loại hình nông lâm ngư nghiệp và cần phải kết hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, cần phải tổ chức và hỗ trợ quản lý cũng như nâng cao kết cấu hạ tầng và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực;
– Ngoài ra thì nhà nước cũng cần phải đảm bảo cho các đồng bào dân tộc thiểu số cũng như cộng đồng dân cư sống ở những vùng sâu vùng xa, không biết dưới hải đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ, có đủ đất để sinh sống và làm việc, phải tạo điều kiện cho các cộng đồng dân cư sống tại những khu vực phụ thuộc vào rừng, tiến hành giao đất rau rừng cho người dân để sản xuất và phát triển cuộc sống, từ đó nâng cao khả năng tự bảo vệ đất và bảo vệ rừng, thực thi các chính sách văn hóa và tín ngưỡng gắn liền với đất và với rừng theo quy định của chính phủ.
Như vậy thì có thể thấy, nhà nước cũng cần phải có nghĩa vụ giao đất giao rừng cho những đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng kinh tế khó khăn và phụ thuộc vào rừng, vì thế cho nên đồng bào các dân tộc thiểu số cũng là một trong những đối tượng được nhà nước giao đất theo chính sách.
3. Một số giải pháp nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số:
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tập trung vào các giải pháp trọng tâm sau đây để nhầm nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết dân tộc nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Tăng cường tuyên truyền về giáo dục đạo đức và ổn định chính trị đối với người dân sinh sống tại khu vực này, tuyên truyền chủ trương của đảng và nhà nước cũng như chính sách pháp luật trong việc nâng cao đời sống xã hội, giúp họ vượt lên và xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, tiếp tục đầu tư và tạo điều kiện cho họ trong việc nâng cao điều kiện kinh tế, nâng cao hơn nữa chất lượng của dịch vụ y tế cũng như tuyên truyền nhằm đẩy lùi các hủ tục lạc hậu tồn tại trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ ba, phát động nhiều tinh thần tương thân tương ái, tạo điều kiện và hỗ trợ cho họ trong cuộc sống, chủ động ngăn chặn các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để lôi kéo vào các động các vùng đồng bào dân tộc thiểu số phá hoại khối đại đoàn kết nhân dân, ngoài ra thì cần phải phát hiện và đấu tranh những hành vi vi phạm pháp luật ở khu vực này không để các tà đạo xâm nhập vào địa bàn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.