Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa?
Để thuận tiện cho quá trình quản lý và phát triển, Đảng và nhà nước ta đã chia đất đai thành nhiều loại khác nhau theo mục đích sử dụng. Do đó, đất đai là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Và những quy định xoay quanh về thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp rất nhiều và phức tạp. Vậy, điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp? Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013;
Mục lục bài viết
1. Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp?
Đất nông nghiệp được xem là một nhóm đất được nhà nước giao cho người dân quản lý và sử dụng từ xưa. Mục đích của loại đất này chính là trồng trọt, nuôi trồng thủy sản hoặc xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt bao gồm các loại đất theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Luật đất đai 2013 như sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Theo đó, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân cũng được quy định chi tiết tại Điều 130 của Luật đất đai như sau:
– Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật đất đai về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đối với đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; và hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất: Đất rừng phòng hộ và Đất rừng sản xuất.
– Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.
Thứ nhất, điều kiện để được chuyển nhượng đất nông nghiệp không được quy định trong Luật đất đai, tuy nhiên chúng ta có thể dùng phương pháp loại trừ như sau:
Một, trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Ngoài ra, người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp khi có các điều kiện kèm theo bắt buộc như sau:
– Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 186 của Luật đất đai 2013 quy định về trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai về trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Đất không có tranh chấp, để có thể biết được đất có tranh chấp hay không thì người sử dụng đất tiến hành lập biên bản xác nhận đất không tranh chấp với các hộ liền kề và được ủy ban nhân dân xã hoặc phường xác nhận.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành. Tức là đối tượng tham gia giao dịch chuyển nhượng là tài sản đang được sử dụng để thi hành án cho chủ sở hữu.
– Trong thời hạn sử dụng đất đối với đất nông nghiệp có thời hạn theo quy định.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Hai, trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện
– Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
– Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
Thứ hai, thời điểm để được thực hiện quyền chuyển nhượng của người sử dụng đất theo quy định của Điều 168
Như vậy điều kiện để được chuyển nhượng đất nông nghiệp cần phải đáp ứng một số điều kiện tiên quyết như phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không tranh chấp, đất nông nghiệp hiện tại không phải là đối tượng không được chuyển nhượng…Sau khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cá nhân, tổ chức có thể thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi có bất động sản để được giải quyết.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh
Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp được dịch sang tiếng anh như sau: Conditions for transferring agricultural land
3. Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa?
Đất trồng lúa là một trong những loại đất được nhiều người quan tâm đặc biệt là những hộ dân chuyên trồng lúa. Và nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa xảy ra rất nhiều hiện nay. Theo đó, tại Khoản 3, Điều 191 của
Thứ nhất, hồ sơ
Để có thể được chuyển nhượng đất trồng lúa cho cá nhân hay tổ chức khác thì các bên cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ như sau:
Một, hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng
– Hợp đồng chuyển nhượng. Các bên cùng nhau lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Trong đó ghi đầy đủ các nội dung bao gồm thông tin các bên, đối tượng của hợp đồng, giá trị thửa đất, thời điểm thanh toán hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên…
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giấy đăng ký kết hôn hoặc
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên.
Hai, hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi có bất động sản
– Tờ khai lệ phí trước bạ 01 bản chính;
– Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản trừ trường hợp đối với bên chuyển nhượng là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản) theo quy định của pháp luật về thuế nếu có. Số lượng 01 bản chính
– Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được miễn, giảm các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai. Số lượng 01 bản;
– Bản sao các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định của pháp luật (nếu có). Số lượng 01 bản;
– Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật (bản sao). Số lượng 01 bản.
Thứ hai, thủ tục thực hiện
– Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
– Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả:
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (viết tắt là Hộ gia đình, cá nhân) nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết qua theo quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
Bước 1: Chủ đầu tư dự án chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng đi nộp.
Bước 2: Trong cùng ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ về Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để giải quyết theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
+ Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến, Cơ quan thuế xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
– Trường hợp người sử dụng đất đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (hoặc được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính), Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai gửi Tờ trình kèm theo hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai để trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.
– Sau khi Sở ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
+ Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Trả Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Thứ ba, thời gian và cách thức thực hiện
Thời hạn giải quyết kéo dài 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
– Hình thức nộp: Cá nhân, tổ chức có thể nộp qua sơ qua 02 hình thức sau đây:
+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân Quận/huyện tại nơi có bất động sản;
+ Nộp thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông;
Việc chuyển nhượng đất nói chung và đất trồng lúa nói riêng trong thực tế gặp khá nhiều khó khăn, chính vì vậy gây ra rất nhiều khó khăn, mất thời gian, công sức và tiền bạc. Để phần nào hỗ trợ về vấn đề này đối với người dân, Luật Dương Gia với kinh nghiệm nhiều năm làm việc chuyên về vấn đề luôn sẳn sàng cùng Quý khách thực hiện các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ liên quan để tiến hành thực hiện nêu trên.
Trên đây là nội dung điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp? Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.