Dự án nhà ở xã hội là chính sách của nhà nước hỗ trợ cho người mua nhà được hưởng mức giá yêu đãi hơn so với những căn hộ khác thuộc diện thương mại. Vậy, điều kiện cho vay cũng như mức cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về điều kiện cho vay mua nhà ở xã hội:
Theo quy định của pháp luật nhà ở hiện hành thì, đối tượng được vay vốn để mua nhà ở xã hội bao gồm các đối tượng được quy định theo Điều 49 văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020, đó là: người có công với cách mạng (thương binh, bệnh binh…); người có thu nhập thấp là những người chi tiêu ít nhất 66% thu nhập cho ăn uống để tồn tại còn 34% thu nhập còn lại dành cho giáo dục, y tế… ; những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Các đối tượng được quy định thuộc diện được hỗ trợ cho vay vốn mua nhà ở xã hội nêu trên, sẽ phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
– Họ sẽ phải đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn là 20% theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
– Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định như giấy chứng minh điều kiện cư trú, thu nhập…;
– Các đối tượng đó không thuộc diện đóng thuế thu nhập thường xuyên và ổn định lâu dài;
– Các đối tượng đó phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại ngân hàng chính sách xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với ngân hàng chính sách xã hội, mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;
– Các đối tượng đó phải có nguồn thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ theo cam kết với ngân hàng chính sách xã hội;
– Các đối tượng đó phải có giấy đề nghị vay vốn để mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua nhà ở xã hội;
– Các đối tượng đó phải có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định pháp luật về nhà ở;
– Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nhìn chung thì nhà nước có những chính sách ưu đãi đối với những chủ thể đặc biệt tuy nhiên khi thực hiện vay vốn mua nhà ở xã hội thì cần đảm bảo chặt chẽ rất nhiều các điều kiện cụ thể nhằm hạn chế trường hợp lạm quyền của người dân.
2. Quy định của pháp luật về mức cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội:
Điều 16 của
Lãi suất cho vay vốn để mua nhà ở xã hội thì do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội cho từng thời kỳ. Tuy nhiên hiện nay lãi suất được xác định thường là 4.8%/năm.
Thời hạn vay tối thiểu được xác định là 15 năm được tính kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. Còn đối với thời hạn cho vay tối đa không quá 25 năm được tính kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
3. Hồ sơ vay vốn mua nhà ở xã hội:
Nhìn chung thì hồ sơ vay vốn nhà ở xã hội cần những giấy tờ cần thiết sau:
– Bản gốc giấy đề nghị vay vốn theo mẫu số 01 nhà ở xã hội và bản gốc
– Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở theo các đối tượng;
– Giấy chứng minh về điều kiện thu nhập như bảng lương, sao kê tài khoản…;
– Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…;
– Giấy tờ chứng minh vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở;
– Giấy tờ khác liên quan đến thực hiện bảo đảm tiền vay như bản cam kết, giấy tờ của tài sản bảo đảm…;
– Biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định hiện hành của ngân hàng chính sách xã hội;
– Danh sách đề nghị vay vốn nhà ở xã hội tại ngân hàng chính sách xã hội theo mẫu số 03 nhà ở xã hội;
– Biên bản về việc tổ chức bốc thăm lựa chọn người vay vốn trong trường hợp nhu cầu vay vốn lớn hơn chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao.
4. Trình tự thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội:
Bước 1: Nộp hồ sơ tới tổ tiết kiệm và vay vốn. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành họp để xét duyệt công khai. Sau đó thì tổ tiết kiệm và vay vốn tiếp tục lập danh sách đề nghị vay vốn ngân chính sách xã hội theo mẫu kèm hồ sơ vay vốn theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tổ tiết kiệm gửi hồ sơ đến cho ủy ban nhân dân cấp xã phường. Tức là, tổ tiết kiệm sẽ tập hợp tất cả các bộ hồ sơ của các tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn xã phường đó, sau đó thì tổ tiết kiệm trình các bộ hồ sơ đó lên cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã để xin xác nhận.
Bước 3: Gửi cho ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay vốn để mua nhà ở xã hội. Sau khi xác nhận một cách khái quát và cụ thể thì ủy ban nhân dân cấp xã phương sẽ gửi hồ sơ cho bên ngân hàng chính sách xã hội, sau đó thì ngân hàng chính sách xã hội sẽ lại thông báo ngược lại cho người vay đến làm thủ tục để vay vốn mua nhà ở xã hội. Các cán bộ tín dụng thực hiện việc thẩm định và trình báo cáo thẩm định đó lên ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay, sau đó ngân hàng thông báo kết quả phê duyệt cho vay.
Bước 4: ký hợp đồng tín dụng. Ngân hàng chính sách xã hội cùng với người vay vốn mua nhà ở và chủ đầu tư tiến hàng ngồi lại ký hợp đồng ba bên, lập hợp đồng tín dụng, lập hợp đồng thế chấp tài sản và thực hiện giao dịch bảo đảm theo như quy định của pháp luật.
Bước 5: Mở tài khoản tiền gửi. NGười vay vốn mở tài khoản ngân hàng tiền gửi để gửi tiết kiệm hàng tháng theo quy định và thực hiện gửi ngay từ tháng ký hợp đồng tín dụng.
Bước 6: Giải ngân. Ngân hàng tiến hành chi tiền cho bên vay theo quy định. Có thể giải ngân dưới nhiều hình thức, hình thức giải ngân bao gồm chi tiền mặt, chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên vay hoặc bên thụ hưởng. Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng bao gồm: số tiền giải ngân, ngày giải ngân và số lần giải ngân. Thông thường thời gian giải ngân kể từ lúc tiếp nhận giấy đề nghị giải ngân của khách hàng là từ 1-2 ngày và có thể lâu hơn tùy vào tính chất phức tạp của khoản vay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
– Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.