Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán là một trong những loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Vậy điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán:
Khoản 29 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 có giải thích môi giới chứng khoán chính là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Thêm nữa, Điều 97 Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm những loại sau đây:
– Chứng chỉ để hành nghề môi giới chứng khoán;
– Chứng chỉ để hành nghề phân tích tài chính;
– Chứng chỉ để hành nghề quản lý quỹ.
Theo đó, chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán là một trong những loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán thì người có yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán sẽ phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Căn cứ Điều 97 Luật Chứng khoán 2019 và Điều 213 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán thì điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán bao gồm có những điều kiện sau:
– Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Không thuộc trường hợp mà đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Không thuộc trường hợp đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
– Phải có trình độ từ đại học trở lên;
– Phải có trình độ chuyên môn về chứng khoán;
– Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
– Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc là những người mà đã có hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải có đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.
– Có những chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm có:
+ Chứng chỉ các vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
+ Chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và về thị trường chứng khoán;
+ Chứng chỉ về phân tích và đầu tư chứng khoán;
+ Chứng chỉ về môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ tương đương.
2. Trách nhiệm của người đã được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán:
Căn cứ Điều 98 Luật Chứng khoán 2019 quy định về trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán thì người đã được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán phải có những trách nhiệm sau:
– Người được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán chỉ được hành nghề môi giới chứng khoán với tư cách đại diện cho công ty chứng khoán hoặc là công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài ở tại Việt Nam hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
– Người hành nghề môi giới chứng khoán không được thực hiện những hành vi sau đây:
+ Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
+ Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán ở ngay tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mà mình đang làm việc mà không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
+ Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.
– Người hành nghề môi giới chứng khoán sẽ phải tham gia các khóa tập huấn về pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hệ thống giao dịch, những loại chứng khoán mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức.
– Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán sẽ phải chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề môi giới chứng khoán.
3. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán:
Căn cứ Điều 5 Thông tư
– Giấy đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán (theo mẫu pháp luật quy định);
– Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được xác nhận bởi tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán hoặc là được chứng thực chữ ký bởi những tổ chức có thẩm quyền (theo mẫu mà pháp luật quy định) trong vòng sáu (06) tháng tính đến ngày mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
– Phiếu lý lịch tư pháp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn là sáu (06) tháng tính đến ngày mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được hồ sơ, kèm theo là bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Bản sao của bằng tốt nghiệp đại học hoặc của bằng thạc sỹ, tiến sỹ;
– Bản sao của chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc là của tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó có đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài (nếu như có);
– Bản sao của những chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc là các văn bằng được miễn chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán
– Thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thi sát hạch phù hợp với chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
– Hai (02) ảnh 4cm x 6cm được chụp trong vòng sáu (06) tháng tính đến ngày mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ.
4. Các bước cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán:
Bước 1: nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán
Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được lập thành một (01) bộ và gửi bằng một trong 02 phương thức sau:
Cách 1: nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Cách 2: gửi hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán qua đường bưu điện.
Bước 2: giải quyết hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán và thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán thực hiện việc nộp lệ phí theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, trong đó nêu rõ lý do từ chối hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán.
– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán chưa hợp lệ:
+ Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán.
+ Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ của chính Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
+ Sau thời hạn trên (60 ngày), hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước đó sẽ không còn giá trị.
– Trong vòng ba (03) năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thông báo nộp lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, người được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán mà không làm thủ tục nhận chứng chỉ thì khi đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ ra quyết định hủy bỏ chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán đã cấp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Chứng khoán 2019;
– Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán.