Với thời kỳ công nghệ 4.0 đổi mới thì quan hệ trong thương mại, kinh doanh, hợp đồng, … sự thỏa thuận ký kết giữa các chủ thể cũng gặp khó khăn về một số vấn đề giao dịch, thực hiện nghĩa vụ. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng cần lưu ý về điều khoản bồi thường.
Mục lục bài viết
1. Điều khoản bồi thường là gì?
Trong hợp đồng đặc biệt là những loại
Trước khi giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm điều khoản bồi thường là gì tác giả xin giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường được hiểu là bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên vi phạm.
Theo đó, điều khoản bồi thường là điều khoản của
Bên cạnh đó, chúng ta có một số khái niệm liên quan như sau:
– Bồi thường thiệt hại dovi phạm hợp đồng là trách nhiệm phát sinh của một bên trong hợp đồng khi có hành vi vi phạm. Đây là biện pháp nhằm bù đắp những thiệt hại đã xảy ra do hành vi vi phạm gây nên
– Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật mà:
+ Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
+ Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
+ Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
Bộ luật Dân sự | Civil code |
Bộ | Commercial code |
Điều khoản bồi thường | Compensation Terms – Indemnification clause is a clause of a foreign trade sale and purchase contract that stipulates how to compensate the breaching party for damages to the breached party. |
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng | – Compensation for damage caused by breach of contract. – Compensation for damage caused by a breach of contract is a liability incurred by a party to a contract when there is an act of breach. This is a measure to compensate for the damage caused by the violation. |
Vi phạm hợp đồng | – Breach of contract. – Breach of contract is an obligation by one party under the agreement between the parties or according to the provisions of law that: + Failure to perform obligations on time; + Inadequate performance of obligations; + Improper performance of obligations. |
3. Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng:
Thứ nhất, căn cứ để áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Căn cứ quy định tại Điều 303
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng là một căn cứ quan trọng và vô cùng cần thiết để có thể áp dụng được biện pháp bồi thường thiệt hại hoặc có thêm phạt vi phạm.
– Có thiệt hại thực tế. Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và căn cứ để bồi thường được tính dựa trên những thiệt hại thực tế xảy ra. Những thiệt hại có thể về tài sản, tinh thần, sức khỏe, tiền bạc, thời gian…và đều phải được quy đổi sang tiền để được yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, hiện nay thiệt hại vè tinh thần rất khó để có thể xác định được.
– Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Tuy nhiên, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại Điều 294 của Luật Thương mại, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây và phải có nghĩa vụ chứng minh bản thân thuộc các trường hợp, cụ thể:
– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
– Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Như vậy, nguồn gốc phát sinh bồi thường thiệt hại chính là khi một hợp đồng có hiệu lực, trách nhiệm này phát sinh khi một trong hai bên vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
Và phải có thiệt hại xảy ra:
+ Bồi thường thiệt hại chính là một biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, do đó, sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu không có thiệt hại xảy ra.
+ Bên bị vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại, tổn thất mà mình phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
Thứ hai, bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
Quy định về việc xác định thiệt hại về tinh thần thuộc phạm vi được bồi thường khi vi phạm hợp đồng theo
- Để có thể dự đoán được thiệt hại về tinh thần thì bắt buộc bên bị thiệt hại bắt buộc phải chứng minh được những thiệt hại hoặc dự đoán trước vào thời điểm giao kết hợp đồng như là một hậu quả có thể xảy ra từ việc vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
- Những tổn thương tinh thần mà bên bị vi phạm phải gánh chịu phải là những thiệt hại”đáng kể” là những thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe của người bị thiệt hại và có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần của bên bị vi phạm và có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe tinh thần, tâm lý của bên bị vi phạm.
Thứ ba, cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 419 của
- Căn cứ theo Điều 13 của
Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại thì cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại cho mình. Như vậy, tại điều này pháp luật nước ta không quy định chi tiết về việc bồi thường thiệt hại này có bao gồm thiệt hại về tổn thất tinh thần hay không. Và bên cạnh đó còn quy định mở rộng hơn đó chính là các bên có thể tự thương lượng với nhau về mức bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng theo sự quy định của Luật Thương mại nếu thuộc phạm vi quy định của luật này. - Ngoài ra, tại điều 360 của Bộ luật dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, chúng ta thấy được rằng việc bồi thường thiệt hại sẽ phải dựa trên nhiều yếu tố để có thể xác định được mức bồi thường thiệt hại chính xác. Việc bồi thường thiệt hại bao nhiêu sẽ do bên bị vi phạm chứng minh thiệt hại đang xảy ra để yêu cầu bên vi phạm bồi thường.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Căn cứ vào quy định này mà khi cá nhân hay tổ chức nào có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ tiến hành bồi thường dựa trên nguyên tắc này. Việc quy định này sẽ tránh được nhiều trường hợp không xác định được đối tượng, phạm vi, mức độ bồi thường cho hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.