Điều chuyển tài sản công (Transfer of public property) ? Những thuật ngữ pháp lý liên quạ dịch sang tiếng anh? Quy trình điều chuyển tài sản nội bộ?
Điều chuyển tài sản công là việc được thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước. Mục đích của việc này là nhằm sử dụng đúng chức năng, tài sản của nhà nước. Tránh tình trạng lãng phí, thất thoát và ảnh hưởng đến tài sản. Vậy, điều chuyển tài sản công? Quy trình điều chuyển tài sản nội bộ? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
- Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
Nghị định hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công.151/2017/NĐ-CP
Mục lục bài viết
1. Điều chuyển tài sản công?
Trước khi đi vào tìm hiểu điều chuyển tài sản công tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc hiểu về khái niệm tài sản công là gì?
Theo đó, tài sản công được hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân, không phân biệt trai gái, già trẻ, nam nữ, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm các loại tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
Và để thực hiện tốt được quá trình điều chỉnh đúng loại tài sản, mục đích thì việc điểu chuyển tài sản công chỉ được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản trong trường hợp điều chuyển tài sản công.
Như vậy việc điều chuyển tài sản công cần phải thực hiện theo đúng những quy định nêu trên để đáp bảo việc điều chuyển là phù hợp, đúng thẩm quyền, trách nhiệm. Tránh trường hợp sử dụng sai mục đích gây lãng phí, mất thời gian và công sức.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quạ dịch sang tiếng anh:
Điều chuyển tài sản công được dịch sang tiếng anh như sau: Transfer of public property
3. Quy trình điều chuyển tài sản nội bộ:
Thứ nhất, thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
Một, Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội:
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa các bộ, cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Trường hợp phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công thì thực hiện theo nguyên tắc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa các sở, ngành thuộc địa phương, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã, giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hai, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp sau đây:
- Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân cụ thể là điểu chuyển tài sản đặc biệt giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; từ đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sang cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và ngược lại theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
- Điều chuyển ngoài phạm vi các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định trên theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Thứ hai, trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công
Bước 1: Khi có tài sản công cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định dưới đây để cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản. Cụ thể:
– Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản. Số lượng: 01 bản chính;
– Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Số lượng: 01 bản chính;
– Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có). Số lượng: 01 bản chính;
– Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển). Số lượng: 01 bản chính;
– Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có). Số lượng: 01 bản sao.
Bước 2: Trong thời hạn 30 kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo thẩm quyền nêu trên hoặc có văn bản phản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển không phù hợp.
Sau đó cơ quan được giao nhiệm vụ bao gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cơ quan quản lý tài sản công thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao một cơ quan, đơn vị đang thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản trong trường hợp việc điều chuyển tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
- Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với tài sản đặc biệt biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với việc điều chuyển ngoài phạm vi các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định tại khoản 1, Điều 20 của
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP , trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển và cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm:
– Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo
– Thực hiện hạch toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành;
– Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về đối tượng phải được giao báo cáo kê khai tài sản công và trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung.
Thứ ba, quyết định điều chuyển tài sản sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây:
– Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển là Ủy ban nhân dân cấp nào, Bộ tài chính hay đơn vị, lực lượng khác…
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển.
– Danh mục tài sản điều chuyển (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển);
– Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Lưu ý: Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do đơn vi tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định.
Việc điểu chuyển tài sản công sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thẩm quyền và đối tượng theo như quy định nêu trên. Việc này sẽ giúp nhà nước tiết kiệm được một khoản kinh phí, sử dụng đúng tài sản vào mục đích cần và tránh hao phí, sử dụng hết chức năng, tính năng của nó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về điều chuyển tài sản công là gì? Quy trình điều chuyển tài sản nội bộ? Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.