Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015 về chế định giám hộ. Quy định về đại diện.
Giám hộ là một trong những chế định đặc biệt trong pháp luật dân sự. Giám hộ là người giám hộ thực hiện việc chăm sóc,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã có một số nội dung đổi mới so với “Bộ luật dân sự 2015” về chế định giám hộ như sau:
Thứ nhất, về việc đăng ký giám hộ.
Tại “Bộ luật dân sự 2015” và Bộ luật Dân sự 2015 đều quy định: việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể với trường hợp người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ
Thứ hai, về đối tượng được giám hộ:
Ngoài đối tượng là người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu và người mất năng lực hành vi dân sự như quy định tại “Bộ luật dân sự 2015”, Bộ luật Dân sự 2015 bổ sung thêm đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trên thực tế. Có thể nói, đây là một sự bổ sung có ý nghĩa quan trọng. Những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trên thực tế khi tham gia thực hiện những quyền và nghĩa vụ, những giao dịch dân sự,… là khó khăn do nhận thức, hành vi, vì vậy đòi hỏi cần phải có người giám hộ.
>>> Luật sư
Thứ ba, quy định cụ thể về điều kiện đối với người giám hộ
Bộ luật Dân sự 2015 có sự thay đổi, bổ sung nội dung về điều kiện đối với người giám hộ như sau:
– Bổ sung điều kiện đối với cá nhân là người giám hộ là người giám hộ phải không là người bị
-Quy định cụ thể về điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ tại Điều 50, cụ thể:
+ có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ
+ Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
Thứ tư, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ
Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
+ Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định liên quan đến tài sản của người được giám hộ
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.