Điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về người đại diện. Quy định về chỉ định người đại diện cho đương sự.
1. Cơ sở pháp lý:
–
–
–
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bổ sung quy định:
“Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự”.
Quy định này làm rõ ràng, phù hợp luật nội dung Bộ luật Dân sự 2015, theo đó một pháp nhân có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác xác lập hoặc thực hiện giao dịch cho mình. Tại khoản 1, điều 134 quy định đại diện là việc cá nhân, pháp nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đây là điểm tiến bộ so với trước đó luật quy định chưa rõ ràng, dường như chỉ cho phép cá nhân là người đại diện cho cá nhân hay pháp nhân khác.
Thứ hai, Bộ luật tố tụngdân sự 2015 tiếp tục quy định mở rộng hơn về trường hợp đại diện là tổ chức đại diện tập thể lao động, theo khoản 3 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án”.
Từ đó, bổ sung thêm trường hợp chỉ định người đại diện, khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó”
Xuất phát từ việc phù hợp với luật nội dung là “Bộ luật lao động 2019”, Luật Công đoàn 2012 Điều 195, 196, 197, 199 quy định về quyền của Công đoàn trong việc bảo vệ người lao động trước Tòa án và
“Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại tòa án khi quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm theo quy định pháp luật; đại diện cho người lao động khởi kiện tại tòa án nếu được người lao động ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật”; điều 11 quy định: “đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động; đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định pháp luật”.
Công đoàn là tổ chức duy nhất đảm nhận chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể lao động ; quy định này nhằm bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động phát sinh từ quan hệ lao động.
Thứ ba, khoản 4 Điều 85 bổ sung nội dung: “Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của
Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì họ là người đại diện”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Tại khoản 2 Điều 51
Điều này tháo gỡ cho nhiều trường hợp muốn xin ly hôn giùm người thân bị mất năng lực hành vi mà không được do luật cũ chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn. Để tương thích về mặt nội dung, pháp luật tố tụng đã kịp thời bổ sung phù hợp trường hợp này.
Thứ tư, về Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định về chỉ định người đại diện cho đương sự. Nhưng việc chỉ định người đại diện chỉ xảy ra nếu đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người đại diện theo pháp luật của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự. Còn trường hợp đương sự mà người bị mất năng lực hành vi dân sự, là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì chưa đề cập đến.