Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế, bảo hiểm xã hội không? Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Công Ty Luật TNHH Dương Gia. Tôi có thắc mắc về vấn đề xin hỏi Luật Sư. Tui là một công ty đã kinh doanh lâu năm, giờ muốn mở 01 cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm ở một Tỉnh khác, người đứng tên cửa hàng đó là người nước ngoài. Nhưng tất cả mọi thủ tục kê khai thuế và bảo hiểm tôi muốn công ty tôi làm hết không để cửa hàng làm. Vậy cho tôi hỏi cửa hàng đó khi đăng ký có cần khai báo với cơ quan thuế chủ quản của địa phương đó không và cửa hàng đó có phải mang mã số thuế trực thuộc công ty chính không. Xin cảm ơn Luật Sư
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 78/2015/NĐ – CP ngày 14 tháng 09 năm 2015
Thông tư 302/2016/TT – BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016
Thông tư 156/2013/TT – BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013
Thông tư 151/2014/TT – BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014
Thông tư 95/2016/TT -BTC ngày 28 tháng 06 năm 2016
Quyết định 595/QĐ – BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017
2. Nội dung tư vấn:
Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì để giải quyết vấn đề của bạn cần xem xét các phương diện sau:
Thứ nhất, xác định tư cách pháp lý của cửa hàng trưng bày, và bán sản phẩm của công ty mà bạn định mở thêm.
Theo thông tin, công ty của bạn đang muốn mở thêm một cửa hàng để trưng bày và bán sản phẩm ở một tỉnh khác, người đứng tên của hàng đó là người nước ngoài. Xem xét trường hợp của bạn, có thể thấy, cửa hàng này được trưng bày và bán sản phẩm của chính công ty của bạn, có thực hiện hoạt động kinh doanh nên trường hợp này, cửa hàng bạn định mở có thể được xác định là địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh của công ty bạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 45
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 được trích dẫn nêu trên thì văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó nên văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Trong khi đó, chi nhánh được xác định là đơn vị phụ thuộc của công ty, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó có thể thực hiện cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện cho doanh nghiệp theo ủy quyền. Còn địa điểm kinh doanh là nơi chỉ thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp của bạn, việc bạn mở cửa hàng là để nhằm mục đích là giới thiệu, bán và phân phối sản phẩm của công ty bạn. Vì vậy, cửa hàng của bạn chỉ có thể được xác định là chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh, tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn thành lập chi nhánh hay chỉ là đăng ký địa điểm kinh doanh.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 3
Từ những phân tích nêu trên, để mở cửa hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm tại một tỉnh khác thì bạn sẽ phải thành lập chi nhánh tại tỉnh – nơi định đặt cửa hàng phân phối sản phẩm.
Thứ hai, về vấn đề kê khai thuế, đóng thuế và xác định mã số thuế của cửa hàng mà công ty bạn định đăng ký thành lập.
- Về việc kê khai và nộp lệ phí môn bài:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC thì:
“Điều 5. Khai, nộp lệ phí môn bài
1. Khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
a) Khai lệ phí môn bài
a.1) Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;
a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.
a.3) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.”
Trong trường hợp của bạn, công ty bạn dự định mở cửa hàng tại một tỉnh khác với nơi đặt trụ sở chính của công ty để giới thiệu và bán sản phẩm của công ty. Trong trường hợp này, như đã phân tích, công ty bạn chỉ có thể mở cửa hàng theo hình thức chi nhánh – một đơn vị phụ thuộc của công ty, và căn cứ theo quy định tại mục a.2, điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC thì cửa hàng đó sẽ phải thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài của cửa hàng (chi nhánh) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cửa hàng này (nơi cửa hàng này đang đặt trụ sở).
- Về việc kê khai nộp thuế giá trị gia tăng:
Đối với trường hợp của bạn, khi cửa hàng – chi nhánh của công ty được thành lập ở một tỉnh khác với nơi công ty đang đặt trụ sở chính thì căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11
- Về việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì:
Trường hợp cửa hàng (chi nhánh – đơn vị phụ thuộc của công ty) hạch toán độc lập thì cửa hàng này sẽ nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại cửa hàng này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cửa hàng này.
Trường hợp cửa hàng (chi nhánh – đơn vị phụ thuộc của công ty) hạch toán phụ thuộc thì cửa hàng này không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty sẽ nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại chi nhánh này.
Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định, khi đăng ký thành lập cửa hàng (chi nhánh) thì cần có văn bản thông báo đến cơ quan quản lý thuế của địa phương đó, vì phải thực hiện việc khai báo và kê khai lệ phí môn bài và các loại thuế khác.
Về mã số thuế của chi nhánh thì căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Do vậy, trong trường hợp này, khi cửa hàng này là chi nhánh – đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì sẽ được cấp mã số đơn vị phụ thuộc. Mã số đơn vị phụ thuộc cấp cho chi nhánh cũng được xác định là mã số thuế của đơn vị phụ thuộc và được xác định gồm 13 số theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC. Từ căn cứ được phân tích ở trên, thì cửa hàng này sẽ được cấp mã số thuế của đơn vị phụ thuộc mà không phải mang mã số thuế của công ty chính.
Thứ ba, về việc đóng bảo hiểm xã hội tại cửa hàng (chi nhánh của công ty) dự định thành lập.
Về việc tham gia bảo hiểm xã hội tại chi nhánh của công ty (ở đây là cửa hàng) thì tại khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:
“Điều 7. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
…3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.
…”
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì chi nhánh của doanh nghiệp (ở đây là cửa hàng của bạn) sẽ đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nơi chi nhánh hoạt động, được cấp giấy phép kinh doanh.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi muốn mở cửa hàng để trưng bày và bán sản phẩm của công ty ở một tỉnh khác thì cửa hàng này chỉ được thành lập theo hình thức chi nhánh. Khi đăng ký hoạt động của chi nhánh, bạn cần tiến hành thủ tục khai báo với cơ quan quản lý thuế nơi mở cửa hàng. Việc kê khai thuế, nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ở cửa hàng, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự xác định cụ thể.