Đi xe máy chưa có bằng bị phạt bao nhiêu tiền? Mới thi bằng lái xe máy, đã có kết quả đạt đang chờ cấp bằng có được phép lái xe không?
Đi xe máy chưa có bằng bị phạt bao nhiêu tiền? Mới thi bằng lái xe máy, đã có kết quả đạt đang chờ cấp bằng có được phép lái xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em mới thi bằng lái xong, có kết quả đậu rồi, thi vào ngày 31/01/2016. Nếu bị cảnh sát giao thông bắt thì xử lý thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo nội dung bạn trình bày, bạn đã tham gia khóa học đào tạo điều khiển phương tiện và đã thi sát hạch, đã đỗ, và đang chờ cấp bằng lái xe từ cơ quan chức năng.
Bạn đang đặt ra trường hợp nếu có vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Bạn lưu ý, theo quy định hiện nay không có quy định nào cụ thể về vấn đề này. Thông thường, khi tham gia giao thông thì những người này vẫn được phép điều khiển phương tiện giao thông như những người đã có bằng lái xe.
Theo Điều 61 của Luật giao thông đường bộ 2008
“Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định.
2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.
3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
5. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.
6. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.
8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.
10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo; quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.:”
Người đã qua đào tạo, đạt kết quả được cấp giấy phép lái xe theo hạng đã trúng tuyển. Mặt khác theo Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái….”
Như vậy, về bản chất, giấy phép hoặc bằng lái xe là một văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép một người có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật và trường hợp của bạn đủ điều kiện để tham gia giao thông. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể mà cảnh sát giao thông sẽ xử lý theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính và áp dụng mức phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ – CP.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông không có bằng lái xe
– Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe hạng A1 không?
– Không đội mũ bảo hiểm, không có bằng lái xe thì bị phạt bao nhiêu tiền
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông