Nguyên tắc khi tham gia giao thông? Đi xe chậm có bị xử phạt không? Có quy định tốc độ tối thiểu khi tham gia giao thông không? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm giao thông? Mức xử phạt khi điều khiển xe chạy quá chậm?
Các vấn đề liên quan đến giao thông luôn được cơ quan chức năng có thẩm quyền và toàn xã hội quan tâm. Theo đó tình trạng điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ theo quy định và không đáp ứng tốc độ tối thiểu theo quy định là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc cho nhiều trường hợp. Để làn đường luôn được lưu thông và không bị tắc nghẽn thì ở mỗi đoạn đường đều được quy định tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu. Và khi phương tiện đi vào đoạn đường quy định tốc độ tối thiểu nhưng không đáp ứng được vẫn bị xử lý vi phạm hành chính.
Tư vấn mức xử phạt khi điều khiển xe chạy quá chậm qua điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc khi tham gia giao thông
1.1. Nguyên tắc chung hoạt động giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008, những nguyên tắc trong hoạt động giao thông đường bộ bao gồm:
Thứ nhất: Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Thứ hai: Phát triển giao thông đường bộ phải gắn với quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác như vận tải đường thủy, đường sắt…
Thứ ba: Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
Thứ tư: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan mà còn là của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Thứ năm: Người tham gia giao thông đường bộ phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ./.
Thứ sáu: Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Theo đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
1.2. Nguyên tắc khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách
Điều 4 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách như sau:
“1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc), kể cả đường nhánh ra vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới và xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Riêng tốc độ, khoảng cách an toàn xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự chỉ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Thông tư này.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được phép đi vào đường cao tốc theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu theo quy định tại Điều 9 và Điều 12 của Thông tư này.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp với điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.”
Căn cứ vào Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định của Điều 9 Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc: Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Ngoài ra Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về Đặt biển báo hạn chế tốc độ
Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.
Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này, quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:
– Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường;
– Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
– Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
-Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.
2. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm giao thông
Thuộc trường hợp được phép dừng xe nêu trên, Cảnh sát giao thông thực hiện quy trình như sau:
Bước 1: Tuýt còi
Bước 2: Chào hỏi
Cảnh sát giao thông phải có thái độ đúng mực, ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra.
Lưu ý: Cảnh sát giao thông phải đeo thẻ xanh, mặc đồng phục đúng quy định.
Bước 3: Kiểm tra giấy tờ
Bao gồm:
– Giấy phép lái xe
– Giấy đăng ký xe.
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
– Các giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải
Cảnh sát giao thông phải đối chiếu các giấy tờ này với nhau
Sau đó kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện và các hoạt động vận tải đường bộ như kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật…
Bước 4: Xử phạt vi phạm giao thông
Có 2 trường hợp có khả năng xảy ra:
Thứ nhất là xử phạt không lập biên bản (còn gọi là phạt tại chỗ/phạt nóng)
CSGT chỉ được phép không lập biên bản trong trường hợp sau:
– Phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
Nếu không lập biên bản thì CSGT phải lập
Mẫu
Thứ hai là xử phạt lập biên bản (còn gọi là phạt nguội)
Không thuộc trường hợp không lập biên bản nêu trên, trường hợp này thì CSGT phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cùng với việc giữ bằng lái xe. Và buộc bạn phải đến Kho bạc Nhà nước nộp tiền phạt mới được phép lấy lại bằng lái xe .
Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm:
3. Mức xử phạt khi điều khiển xe chạy quá chậm
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ về việc điều khiển xe với tốc độ chậm
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
Căn cứ vào điểm d khoản 2 điều 6
. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
Như vậy, đối với lỗi điều khiển phương tiện với tốc độ chậm thì xe ô tô và các loại xe tương tự sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Với lỗi này sẽ không bị xử lý hình thức xử phạt bổ sung.