Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến người lao động làm mất, hỏng sổ bảo hiểm, hoặc thậm chí là công ty cũ không trả lại sổ bảo hiểm ... Vì thế nhiều người thắc mắc: Đi làm ở công ty mới có cần nộp lại sổ bảo hiểm cũ hay không?
Mục lục bài viết
1. Đi làm ở công ty mới có cần nộp lại sổ bảo hiểm cũ không?
1.1. Trách nhiệm của công ty khi người lao động nghỉ việc:
Nhìn chung thì có thể nói, tham gia bảo hiểm xã hội vừa là trách nhiệm và vừa là quyền lợi của người lao động khi họ tham gia vào quan hệ lao động tại một công ty hoặc xí nghiệp nào đó. Khi người lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội thì họ sẽ được hưởng nhiều chế độ theo quy định của pháp luật và cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, đặc biệt trong đó có thể kể đến là chế độ ốm đau,
Như vậy thì có thể nói, khi người lao động tiến hành nghỉ việc (hay còn gọi là chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động), thì công ty phải có trách nhiệm hoàn thành việc xác định thời hạn đóng bảo hiểm xã hội (tức là chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động) và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động giữ. Nếu như người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu chế tài. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, công ty không thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm.
1.2. Đi làm ở công ty mới có cần nộp lại sổ bảo hiểm cũ không?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Đi làm ở công ty mới thì có cần nộp lại sổ bảo hiểm cũ không? Bởi vì nhiều công ty đang lợi dụng những sơ hở của pháp luật để làm khó người lao động trong trường hợp họ chuyển từ công ty cũ sang công ty mới. Để trả lời được câu hỏi này thì cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Cụ thể là căn cứ theo Điều 18 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019, có ghi nhận về việc người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định. Do đó hiện nay người lao động có quyền giữ và tự mình quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình thay vì người sử dụng lao động giữ theo như pháp luật trước đây. Còn nếu như người sử dụng lao động đã giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, họ sẽ phải trả lại giấy tờ này cho người lao động theo như đã phân tích ở trên.
Đồng thời căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện nay thì, khi làm việc tại công ty mới người lao động sẽ phải nộp một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Nhìn chung thì người lao động làm việc ở cơ quan mới sẽ phải nộp cho đơn vị sử dụng lao động những giấy tờ cơ bản, trong đó bao gồm:
– Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo mẫu do pháp luật có quy định sẵn;
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì sẽ tiến hành bổ sung giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, pháp luật hiện nay đã cùng cố hơn về chế định, người lao động có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình. Còn đối với trường hợp tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới thì người lao động chỉ cần cung cấp cho đơn vị mới mã số sổ bảo hiểm xã hội, mà không cần phải cung cấp sổ bảo hiểm xã hội. Điều này là phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty mới tránh trường hợp người sử dụng lao động làm khó nhân viên mới của mình. Tuy nhiên trên thực tế thì có thể thấy, một số công ty vẫn thực hiện việc rút sổ bảo hiểm xã hội của người lao động để tiện trong quá trình quản lý và tránh trường hợp người lao động làm mất và thất lạc sổ bảo hiểm xã hội. Bởi vì trước hay sau khi người lao động nghỉ việc thì cũng phải gửi sổ bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động để tiến hành thủ tục chốt sổ. Cho nên nhiều công ty hiện nay đã yêu cầu người lao động phải nộp sổ bảo hiểm xã hội, nhưng đây chỉ là vấn đề thỏa thuận giữa các bên.
Như vậy đối với câu hỏi: Đi làm ở công ty mới có cần nộp lại sổ bảo hiểm cũ hay không? Thì câu trả lời là không theo như phân tích ở trên. Ngoài ra thì việc bạn đã có sổ bảo hiểm xã hội cũ khi đóng ở công ty cũ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không cấp lại số sổ bảo hiểm xã hội mới, trừ trường hợp các chủ thể là người lao động không thừa nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty cũ.
2. Chưa chốt sổ tại công ty cũ có được đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới hay không?
Trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ tuy nhiên vẫn chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động vẫn hoàn toàn có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới. Tuy nhiên pháp luật hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về việc, chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty cũ thì không được đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới. Tuy nhiên xoay quanh vấn đề này thì người lao động cũng cần phải lưu ý các vấn đề sau để được đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới, cụ thể đó là:
Thứ nhất, người lao động phải có hợp đồng lao động tại công ty mới. Căn cứ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện nay thì để được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty mới, người lao động tại các đơn vị đó phải là người làm việc theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật, có thể là hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng … do đó để được đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới thì người lao động bắt buộc phải có hợp đồng lao động và thời hạn của hợp đồng lao động đó ít nhất là từ 01 tháng trở lên.
Thứ hai, trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì sẽ không thể tiến hành đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới. Bởi vì trong trường hợp này thì người lao động sẽ được xác định là đồng thời có 02 hợp đồng lao động với 02 đơn vị khác nhau. Như vậy thì có thể thấy, chỉ khi công ty cũ tiến hành hoạt động báo giảm lao động thì người lao động mới có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động tại đơn vị mới.
Thứ ba, tiến hành hoạt động khai báo để được đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới. Khi thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty mới thì người lao động cần phải tiến hành hoạt động khai báo đầy đủ vào tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó nộp cho người sử dụng lao động để tiến hành xem xét. Người tham gia đã có mã số sổ bảo hiểm xã hội thì chỉ cần khai báo mã số sổ, cùng với các thông tin khác có liên quan như họ tên, ngày tháng năm sinh … sau đó nộp lại cho người sử dụng lao động để hoàn thiện hồ sơ. Như vậy thì để thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ và đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới, người lao động cần trực tiếp đến công ty cũ để làm việc và yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội càng sớm càng tốt.
3. Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội khi làm việc tại công ty mới:
Nhìn chung, thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội khi làm việc tại công ty mới được thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với người lao động cũ: Cung cấp mã số bảo hiểm xã hội cá nhân và điền thông tin vào tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin theo Mẫu TK1-TS.
Thứ hai, đối với người sử dụng lao động mới:
Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ báo tăng lao động theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động gửi hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo các cách thức sau:
– Nộp hồ sơ online qua Cổng dịch vụ công của bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Nộp hồ sơ qua bưu điện;
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Bước 4: Đơn vị sử dụng lao động nhận kết quả giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.