Hiện nay, pháp luật dân sự thừa nhận hình thức di chúc được thể hiện thông qua văn bản hoặc di chúc bằng miệng. Vậy, di chúc được soạn và lưu trên máy tính thì có giá trị không? Nếu di sản trên máy tính không có giá trị thì chia theo cách nào?
Mục lục bài viết
1. Di chúc được soạn và lưu trên máy tính thì có giá trị không?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, di chúc phải được lập thành văn bản còn trong trường hợp cá nhân để lại di sản không đủ điều kiện hoặc sức khỏe đang bị đe dọa thì được pháp luật công nhận di chúc bằng miệng. Trường hợp, di chúc được soạn sẵn và lưu trên máy tính được xác định là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Đây là một trong những hình thức để lại di chúc được ghi nhận tại Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 và chỉ có tính pháp lý khi người lập di chúc phải tự viết hoặc ký vào bản di chúc.
Chính vì vậy, việc soạn thảo nội dung trên máy tính không đủ điều kiện về mặt hình thức để được coi là di chúc hợp pháp. Ngoài ra, di chúc được hiểu là văn bản thể hiện rõ ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cho nên, các văn bản tài liệu lưu trữ trên máy vi tính chưa đảm bảo tính khách quan để chứng minh được liệu đây có phải ý chí thật sự của người đã khuất hay không. Nên trường hợp này không thể chắc chắn cũng không thể coi đây là một bản di chúc có tính hiệu lực pháp lý. Theo quy định chung thì di chúc hợp pháp cần phải có các điều kiện cơ bản bao gồm: điều kiện người lập di chúc, điều kiện về hình thức và nội dung của di chúc.
– Xét đến điều kiện của người lập di chúc: Cá nhân khi thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết thì tại thời điểm lập di chúc tinh thần phải minh mẫn, sáng suốt; có thể độc lập đưa ra quyết định của mình mà không bị bất kỳ cá nhân nào can thiệp, hoặc đưa ra quyết định vì bị người khác lừa dối đe dọa, cưỡng ép. Trong trường hợp xuất hiện một trong các yếu tố liên quan đến chủ thể lập di chúc không đảm bảo theo đúng quy định nêu trên thì bản di chúc sẽ bị coi là bất hợp pháp;
Cá nhân là người thành niên hoặc người chưa thành niên vẫn có quyền được để lại di chúc. Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi lập di chúc phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc này;
– Xét về mặt hình thức của di chúc: Không chỉ phải đảm bảo về các nội dung được ghi nhận trong bản di chúc bằng các cá nhân cần lường trước những rủi ro hoặc những tranh chấp sau này giữa những người thừa kế với nhau chính vì vậy để đảm bảo giá trị của di chúc thì cần đem đi công chứng chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền;
– Về nội dung của di chúc: có những yêu cầu cơ bản đó là đảm bảo không trái quy định của luật, không đi ngược lại với đạo đức, chuẩn mực của xã hội. Nếu có thể, bản di chúc nên ghi một cách chi tiết và đầy đủ các thông tin để tránh xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc tranh chấp giữa các bên.
2. Có được đánh máy sẵn di chúc trước khi công chứng?
Hiện nay, công chứng di chúc là một trong những hình thức được diễn ra phổ biến, bởi vì hạn chế xảy ra tranh chấp về tính chính xác trong di nguyện của người chết. Theo ghi nhận tại Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định, di chúc có thể được công chứng, chứng thực nếu người lập di chúc có yêu cầu thực hiện. Trong trường hợp người lập di chúc có yêu cầu thì phải đáp ứng một số quy định chung về công chứng hợp đồng, giao dịch theo Luật Công chứng năm 2014.
Trong hợp đồng giao dịch người yêu cầu công chứng hoàn toàn có quyền soạn thảo sẵn dự thảo hợp đồng hay giao dịch, sau đó đưa bản dự thảo này đến để cho công chứng viên ghi lại nội dung hợp đồng giao dịch và kiểm tra tính hợp pháp của nội dung được ghi nhận. Quy định này cũng được áp dụng với việc công chứng di chúc và Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo di chúc trước khi tiến hành công chứng. Các bước thực hiện công chứng di chúc được đánh máy sẵn diễn ra theo đúng trình tự:
Bước 1: Sau khi tiếp nhận bản di chúc dự thảo của cá nhân, công chứng viên có trách nhiệm đọc lại nội dung bản dự thảo, nếu xuất hiện những điều khoản vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội thì công chứng viên sẽ đóng góp ý kiến, chỉ rõ cho người lập di chúc để sửa chữa nội dung;
Bước 2: cá nhân khi nhận sự góp ý từ Công chứng viên thì người lập di chúc có trách nhiệm sửa dự thảo di chúc đã đánh máy sẵn. Nếu cố tình không thực hiện thì công chứng viên có quyền từ chối trường hợp này.
Ngoài ra, khi công chứng di chúc, người lập di chúc còn có thể tự đọc dự thảo di chúc và Công chứng viên sẽ soạn thảo nội dung theo ý định của người lập di chúc. Sau khi hoàn thiện dự thảo, người lập di chúc cũng được đọc lại và chỉ khi đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì Công chứng viên mới tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3: Sau khi đã thống nhất quan điểm về nội dung trong bản dự thảo người và Công chứng viên đã kiểm tra, rà soát lại toàn bộ nội dung của di chúc thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn người lập di chúc ký/điểm chỉ vào từng trang của di chúc.
Bước 4: Sau khi người lập di chúc xuất trình đầy đủ bản chính của giấy tờ liên quan đến nội dung di chúc để đối chiếu thì Công chứng viên sẽ ký từng trang của di chúc và ký lời chứng của Công chứng viên.
Như vậy, khi có nhu cầu công chứng di chúc thì người lập di chúc có thể tự soạn bản dự thảo di chúc sau đó sẽ được Công chứng viên kiểm tra, rà soát nội dung, hình thức, điều kiện hợp pháp của di chúc.
Nếu cá nhân lập di sản không để dù không công chứng nhưng người lập di chúc cũng hoàn toàn được quyền đánh máy sẵn di chúc nếu có đủ 02 người làm chứng và di chúc đánh máy đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
3. Di chúc được soạn và lưu trên máy tính không có giá trị thì di sản thừa kế được chia như thế nào?
Trên thực tế, nếu cá nhân không để lại di chúc thì di sản của người này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thì những trường hợp sau đây sẽ chia thừa kế theo pháp luật:
– Người có di sản để lại trước khi chết không để lại di chúc phân chia di sản;
– Mặc dù người có di sản để lại di chúc nhưng trong thời điểm mở thừa kế thì bản di chúc không hợp pháp;
– Liên quan đến những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; khi di chúc được mở mà cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm này;
– Đối với trường hợp, người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà nhưng nằm trong trường hợp pháp luật ghi nhận không có quyền hưởng di sản hoặc cá nhân này từ chối nhận di sản.
– Thừa kế theo pháp luật cũng là cách thức được lựa chọn áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
+ Người chết để lại nhiều phần di sản khác nhau mà phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được đem ra chia di sản nếu một trong các bên có quyền yêu cầu phân chia;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+ Nếu cá nhân được xác định là không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì phần di sản mà họ đáng lẽ được chia sẻ được đem ra chia cho người thừa kế khác với các phần ngang nhau;
Liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì cũng được giải quyết tương tự với cách nêu trên.
Theo đó, di chúc được soạn và lưu trên máy tính được đánh giá là không có giá trị thuộc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Và hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 theo thứ tự như sau:
– Những cá nhân thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai được kể đến là: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Người thuộc nhóm hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý: Tất cả những cá nhân cùng hàng thừa kế với nhau thì phần di sản được chia bằng nhau. Hàng thừa kế thứ hai chỉ được nhận thừa kế của người để lại di sản nếu tất cả người ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết hoặc , không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản vì vi phạm nghĩa vụ và một số điều kiện đã được ghi nhận hoặc từ chối nhận di sản.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ Luật Dân sự 2015.