Đi bộ đội campuchia từ năm 1987-1982 xuất ngũ chuyển ngành được hưởng chế độ gì? Chính sách đối với người có công với cách mạng.
Đi bộ đội campuchia từ năm 1987-1982 xuất ngũ chuyển ngành được hưởng chế độ gì? Chính sách đối với người có công với cách mạng.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi đi bộ đội Campuchia từ năm 1978-1982 thì xuất ngũ chuyển ngành lâm nghiệp. Bố tôi sinh năm 1958. Xin hỏi có được hưởng chế độ gì không. Có được hưởng 1/2 số năm quân ngũ vào thời gian công tác hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Chế độ của người đi bộ đội tại chiến trường Campuchia
Tại Quyết định 62/2011/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ có quy định về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Cụ thể tại Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg có quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quyết định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;
b) Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành (gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ xã) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã thôi việc, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
d) Dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
đ) Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.
Để được hưởng chế độ trợ cấp thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg như sau:
Điều 3. Quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế
1. Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở Tây Nguyên trong địa bàn và thời gian quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.
3. Thời gian xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được xác định như sau:
a) Ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979;
b) Ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
c) Truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992;
d) Làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
đ) Làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989.
Thời gian làm nhiệm vụ quốc tế đối với một số đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Theo thông tin bạn trình bày:
+ Bố bạn đi chiến trường Campuchia
+ Thời gian từ năm 1978 đến năm 1982.
Không rõ bố của bạn có trực tiếp tham gia kháng chiến hay không? Do vậy bạn có thể tham khảo các quy định ở trên, nếu bố bạn có trực tiếp tham gia kháng chiến tại Chiến trường Campuchia từ anwm 1978 đến năm 1982 thì bố của bạn sẽ được hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định Quyết định 62/2011/QĐ -TTg.
+ Chế độ trợ cấp (Điều 5 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg)
+ Chế độ bảo hiểm y tế, mai tang phí (Điều 6 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg)
Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp như sau:
*Hồ sơ:
-Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm:
+ 01 bản khai của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần);
+ một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), nếu có;
– Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng bao gồm:
+ 01 bản khai của đối tượng;
+ một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg.
-Nơi nộp hồ sơ: Bố bạn lập bản khai và nộp 01 bộ hồ sơ như trên cho Ủy ban nhân dân cấp xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
>>> Luật sư tư vấn chính sách với người có công với cách mạng: 1900.6568
Thứ hai: Cộng nối thời gian công tác
Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP có quy định như sau:
Điều 7. Chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP:
1. Chế độ bảo hiểm xã hội:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH | = | Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) | + | Thời gian phục vụ tại ngũ | + | Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ) |
Theo thông tin bạn trình bày, bố của bạn có đi bộ đội từ 1978 đến năm 1982, sau khi xuất ngũ thì chuyển ngành lâm nghiệp. Căn cứ theo quy định trên thì thời gian mà bố bạn đi bộ đội (chiến trường Campuchia) được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.