Đền bù thiệt hại khi làm mất tài sản gửi giữ. Xác định giá trị tài sản khi yêu cầu bồi thường.
Đền bù thiệt hại khi làm mất tài sản gửi giữ. Xác định giá trị tài sản khi yêu cầu bồi thường.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có đăng kí làm vé xe theo tháng tại một tòa nhà chung cư đang ở hiện tại nhưng hôm qua ngày 1/3/2017 em xuống lấy xe đi làm theo thường lệ thì phát hiện không thấy xe nữa, em đã làm đơn báo với BQL nhà xe và đang đợi câu trả lời từ phía họ.vậy xin cho em hỏi nếu trong trường hợp BQL nhà xe kêu em xuống thỏa thuận đền bù thì em sẽ nhận được bao nhiêu ạ? Chiếc xe dream 100 em mua năm 2013 với giá cả đăng kí là 30tr. Đến thời điểm hiện tại không còn sản xuất nữa. những chiếc xe dream hiện tại là dòng dream110 với giá trị rất rẻ cỡ 18-20tr. Nếu họ đề nghị đền bù với mức giá trị của xe dream 110 như hiện tại có thỏa đáng không ạ? Em xin chân thành cảm ơn quý luật sư đã tư vấn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác."
Như vậy, trong trường hợp ban quản lý Toà nhà chung cư do sơ suất hay vi phạm quy định về quản lý, trông giữ xe của Toà nhà dẫn đến việc mất chiếc xe máy của bạn tức vi phạm nghĩa vụ phải trông giữ xe của bạn thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Như bạn trình bày, bạn có làm vé tháng gửi xe tại chung cư, vé xe chính là căn cứ xác lập một giao dịch gửi giữ tài sản, căn cứ Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng gửi giữ tài sản:
"Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công."
Theo đó bên giữ tài sản phải có trách nhiệm bảo quản theo Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
"Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Như vậy, mức bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất sẽ được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản. Trong trường hợp mức bồi thường không thoả thuận được thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.