Cổ vật là một trong những loại tài sản quý hiếm và có giá trị vô cùng cao, nhiều người có "thú vui" mong muốn được sưu tầm cổ vật. Vấn đề này đã nảy sinh tâm lý đem bán các loại cổ vật sau khi tìm được của người dân. Vậy, hành vi đem bán cổ vật đào được có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Đem bán cổ vật đào được, tìm được có bị xử phạt không?
Có những cổ vật được chôn vùi sâu dưới lòng đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau nhiều lần tìm kiếm cũng không thể tìm kiếm hết được. Những cổ vật thông thường sẽ được phát hiện thông qua đời sống hằng ngày của người dân. Trong đời sống hiện nay, nhiều trường hợp do vô tình, mà đã tìm được cổ vật đó. Có những trường hợp tìm được cổ vật, người ta đã đem cổ vật đến thông báo ngay lập tức cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng có người tìm được cổ vật lại không thông báo và đem bán cổ vật đó cho người khác để kiếm lời. Vì suy cho cùng thì cổ vật là loại tài sản có giá trị được nhiều người sưu tầm và mong muốn sở hữu. Vậy câu hỏi đặt ra: Hành vi đem bán cổ vật tìm được có bị xử phạt hay không?
Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan đến di sản có giá trị lịch sử văn hóa. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật di sản văn hóa 52013 có quy định về khái niệm cổ vật, theo đó, cổ vật là khái niệm để chỉ những loại hiện vật lưu truyền lại từ đời xưa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, có giá trị về khoa học, những loại tài sản được coi là cổ vật sẽ có tuổi đời từ 100 năm tuổi trở lên. Vì vậy cổ vật vô cùng quý hiếm và có giá trị. Như vậy có thể nói, không sai khi nhìn nhận cổ vật là các loại đồ vật có giá trị lịch sử và văn hóa nghệ thuật. Đó được xem là công cụ để tìm hiểu về quá khứ và tìm hiểu về tiến trình phát triển của xã hội lịch sử loài người, và cũng được coi là các căn cứ để có thể giải đáp các khúc mắc lịch sử cho các nhà khoa học viễn tưởng thông qua các loại cổ vật có niên đại trên một trăm năm. Cổ vật có tuổi đời khá lớn và kiểu dáng cũng vô cùng độc đáo thì sẽ càng trở thành một món hàng quý hiếm và có giá trị vô cùng cao. Bởi vậy cho nên tầm quan trọng của việc bảo vệ cổ vật đã được nhấn mạnh trong nhiều công ước quốc tế và trong pháp luật quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Pháp luật cũng quy định chặt chẽ về việc định đoạt các loại tài sản được xác định là cổ vật như mua bán hoặc tặng cho hoặc trao đổi … cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật có liên quan. Trong nhiều trường hợp nếu không hiểu biết rõ quy định của pháp luật thì người tìm được cổ vật sẽ vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng. Vì thế hành vi đem bán cổ vật tìm được là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi bán cổ vật tìm được khi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt tùy theo tính chất và mức độ hậu quả xảy ra trên thực tế.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định mức xử phạt đối với hành vi không thông báo và không giao nộp cổ vật sau khi phát hiện được với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không thông báo hoặc không giao nộp di vật, cổ vật sau khi phát hiện được tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật vi phạm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định về mức xử phạt đối với hành vi mua bán cổ vật trái quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa, cụ thể như sau:
– Sử dụng trái phép di tích lịch sử văn hóa và các loại danh lam thắng cảnh trái quy định của pháp luật;
– Làm bản sao di vật, bản sao cổ vật và bảo vật quốc gia khi không được sự cho phép theo quy định của pháp luật và không có giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tiến hành hoạt động mua bán/trao đổi/vận chuyển trái phép trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các loại di vật, cổ vật và các loại bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các loại gì vật và cổ vật bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;
– Làm hư hại nghiêm trọng đến hiện vật trong bảo tàng hoặc trong các khu di tích lịch sử văn hóa, làm hư hại nghiêm trọng đến các hiện vật được trưng bày tại các khu vực danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào danh mục kiểm kê di tích thuộc quyền quản lý của địa phương đó.
Theo đó thì có thể nói, hành vi bán cổ vật tìm được là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật theo như phân tích nêu trên.
2. Tìm/đào được cổ vật nhưng không khai báo với cơ quan có thẩm quyền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Khi tìm được cổ vật dưới bất kỳ hình thức nào thì người dân sẽ phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xem là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính theo như phân tích nêu trên, nếu như người nào có hành vi tìm được cổ vật nhưng không thực hiện đầy đủ thủ tục khai báo theo quy định của pháp luật và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 176 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi thỏa mãn đầy đủ các cấu thành tội phạm của tội danh tương ứng. Người phạm tội ở tội chiếm giữ trái phép tài sản có tài sản là do ngẫu nhiên. Sự ngẫu nhiên này có thể được xác định là:
– Ngẫu nhiên mà người phạm tội được giao nhầm;
– Ngẫu nhiên người phạm tội đã tìm được, đào được … tài sản đã bị thất lạc hoặc tài sản đó chưa có người quản lí.
Khi đã có tài sản trong tay, những đối tượng được xác định là người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép. Hành vi phạm tội của tội này là hành vi chiếm giữ trái phép. Đó là hành vi biển tài sản đang tạm thời không có hoặc chưa có chủ quản lí thành tài sản của mình một cách trái phép. Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp cho trường hợp phạm tội thoả mãn một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Tài sản bị chiếm giữ trái phép trị giá 200 triệu đồng trở lên;
– Tài sản bị chiếm giữ trái phép là bảo vật quốc gia.
3. Quy định về trách nhiệm khi phát hiện ra cổ vật:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định về vấn đề tiếp nhận và quản lý di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia do thăm dò, khai thác hoặc do các tổ chức và cá nhân phát hiện. Theo đó thì mọi di vật, các loại cổ vật bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền hoặc hải đảo, thuộc các khu vực được xác định là nội thủy hoặc lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên lãnh thổ của Việt Nam khi phát hiện hoặc tìm thấy thì đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự. Thêm vào đó căn cứ theo quy định tại Điều 229 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản bị chôn giấu, tài sản bị vùi lấp hoặc bị chìm đắm khi tìm thấy như sau:
– Những đối tượng được xác định là người phát hiện ra tài sản bị chôn giấu, tài sản bị chôn lấp hoặc bị chìm đắm thì cần phải thực hiện ngay thủ tục thông báo hoặc trả ngay cho chủ sở hữu nếu như biết chủ sở hữu của các loại tài sản đó, nếu Như trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu của tài sản đó thì cần phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật;
– Tài sản bị chôn lấp hoặc bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp thì sau khi trừ đi các chi phí bảo quản và chi phí tìm kiếm, quyền sở hữu đối với tài sản đó sẽ được xác định như sau: Nếu như đó là tài sản thuộc di tích lịch sử văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì sẽ thuộc về nhà nước, người tìm thấy tài sản đó xếp được vào một khoản tiền thưởng phù hợp với quy định của pháp luật. Còn nếu như tài sản tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, thì thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người tìm thấy tài sản đó, nếu như tài sản tin thấy có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì người tìm thấy sẽ được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở đó và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở, còn phần còn lại sẽ thuộc về nhà nước.
Như vậy có thể nói, cổ vật khi được phát hiện và khi được tin thấy thì đều sẽ thuộc sở hữu của nhà nước. Vì vậy cho nên, người tìm thấy cổ vật phải có trách nhiệm báo lại với chính quyền địa phương nơi gần nhất để giao nộp và phối hợp xử lý bảo vệ cổ vật theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Luật Di sản văn hóa năm 2013;
– Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.