Đấu thầu rộng rãi là gì? Gói thầu nào áp dụng đấu thầu rộng rãi? Quy trình thủ tục thực hiện đấu thầu rộng rãi? Đấu thầu rộng rãi mà số lượng nhà thầu không đáp ưng thì xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Áp dụng đấu thầu rộng rãi cho gói thầu mua sắm hàng hóa
- 2 2. Đấu thầu rộng rãi dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí
- 3 3. Không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu rộng rãi
- 4 4. Ràng buộc số lượng nhà thầu khi đấu thầu rộng rãi
- 5 5. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng đối với dịch vụ tư vấn
1. Áp dụng đấu thầu rộng rãi cho gói thầu mua sắm hàng hóa
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư có thể cho em hỏi vấn đề về gói thầu mua sắm hàng hóa giá trị lớn hơn 5 tỷ đồng. Gói thầu này em có thể thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu là: Đấu thầu rộng rãi không? Phương thức lựa chọn nhà thầu là gì? Và trình tự, thủ tục lập hồ sơ mở thầu cho gói thầu trên?
Luật sư tư vấn:
Điều 20
“Điều 20: Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.”
Như vậy hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng cho tất cả các gói thầu, dự án không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự và không áp dụng hạn mức đối với các gói thầu. Cơ quan, đơn vị bạn có gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị hơn 5 tỷ đồng hoàn toàn đủ điều kiện áp dụng theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
Điều 63
Trình, thủ tục thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định
Trường hợp thứ nhất, đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 Luật đấu thầu 2013:
“Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.”
Điều 11
– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Lập hồ sơ mời thầu;
+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Mời thầu;
+ Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Mở thầu.
– Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
+ Xếp hạng nhà thầu.
– Thương thảo hợp đồng.
– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Trường hợp thứ hai, đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồi sơ theo quy định tại Điều 29 Luật đấu thầu 2013:
“Điều 29. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.”
Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục trong đấu thầu rộng rãi:1900.6568
Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy trình chi tiết như sau:
– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
+ Lập hồ sơ mời thầu;
+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Mời thầu;
+ Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
– Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
+ Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
– Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
+ Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
+ Xếp hạng nhà thầu.
– Thương thảo hợp đồng.
– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
2. Đấu thầu rộng rãi dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí
Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó dầu khí là loại khoáng sản giàu tiềm năng, theo nguồn tin thăm dò khai thác gần đây thì nguồn dầu khí nước ta có trữ lượng lên tới khoảng trên 4 tỷ m3 dầu. Do vậy mà để khai thác và tận dụng hiệu quả được nguồn tài nguyên này, chính phủ đã ban hành quy định mới trong việc khai thác dầu khí tại Việt Nam, trong đó có quy định về việc đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Một trong các hình thức đấu thầu dự án này là đấu thầu rộng rãi. Vậy đấu thầu rộng rãi là gì? Các điều kiện đấu thầu rộng rãi?
Đấu thầu rộng rãi là việc đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia, bất kể nhà thầu nào đáp ứng các điều kiện Luật định đều có quyền tham gia đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu cho dự án tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí theo hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng trên nguyên tắc cạnh tranh quốc tế và không qua bước sơ tuyển.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 95/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật dầu khí thì Bên dự thầu phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đối với bên dự thầu là tổ chức:
+ Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu đang hoạt động;
+ Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc không có khả năng trả nợ theo quy định của pháp luật;
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
– Đối với bên dự thầu là cá nhân:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân.
+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
– Ngoài những điều kiện riêng trên đây thì cá nhân, tổ chức dự thầu phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
+ Đã hoặc đang tham gia tối thiểu hai hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
Như vậy đối với hình thức đấu thầu rộng rãi thì khi cá nhân, tổ chức tham gia đấu thầu đấp ứng đủ các điều kiện trên đây thì được phép tham đấu thầu. Đối với những tổ chức, cá nhân không thỏa mãn điều kiện trên, khi muốn tham gia hoạt động dầu khí tại Việt Nam thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo thành một liên danh nhà thầu dầu khí theo quy định của Nghị định 95/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sẽ làm đại diện cho tất cả các bên trong liên danh nhà thầu dầu khí để tham gia dự thầu và là người điều hành.a
3. Không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu rộng rãi
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, bên tôi đang có gói thầu hơn 4 tỷ, hình thức đấu thầu rộng rãi. Đã lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đã đăng tải thông báo, đã phát hành hồ sơ. Tuy nhiên hết thời hạn bán hồ sơ và đóng thầu thì vẫn không có nhà thầu nào đến mua hồ sơ và dự thầu? Vậy bên tôi nên xử lý theo hướng nào là tốt nhất! Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Nếu bên bạn đang tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng khi đóng thầu vẫn không có nhà thầu nộp hồ sơ bạn cần phải có biện pháp để gói thầu không bị hủy.
Để giải quyết trường hợp này bạn chỉ có phương án tốt nhất là cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.
4. Ràng buộc số lượng nhà thầu khi đấu thầu rộng rãi
Tóm tắt câu hỏi:
Trường hợp đấu thâu rộng rãi có bị ràng buộc về số lượng ít nhất 3 nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hay không? Cám ơn Quý Công ty,
Luật sư tư vấn:
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Trong quy định của Luật đấu thầu 2013 không hạn chế về số lượng nhà thầu tham gia nhưng phải đảm bảo về số lượng nhà thầu tối thiểu.
Nếu áp dụng theo một cơ sở pháp lý cụ thể về yêu cầu về số lượng nhà thầu thì không quy định theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ – CP. Tuy nhiên tại Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ – CP xử lý một số tình huống trong đấu thầu
“…4. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì phải xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
Về đúng nguyên tắc sẽ bị rằng buộc, tuy nhiên bên mời thẩu vẫn có quyền lựa chọn hướng giải quyết theo một trong hai nội dung nêu trên.
5. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng đối với dịch vụ tư vấn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý công ty, Tôi muốn hỏi nội dung như sau nhờ quý công ty tư vấn: – Hiện công ty tôi đang triển khai gói đầu thầu về đào tạo và được quy định là dịch vụ tư vấn, muốn sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng. Tuy nhiên theo Thông tư
Luật sư tư vấn:
Điều 1 Thông tư số
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa
+ Gói thầu xây lắp
Theo quy định của Khảon 1 Điều 28 Luật Đấu thầu 2013 thì một trong những trường hợp phương thức giai đoạn 1 túi hồ sơ áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.
Điều 2 Thông tư số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC quy định đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh theo nội dung nêu trên thì được lựa chọn áp dụng việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu hoặc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Luật sư
Như vậy, đối với trường hợp công ty bạn đang triển khai gói thầu về đào tạo và được xác định là gói thầu dịch vụ tư vấn, như vậy, trong trường hợp này không chịu sự điều chỉnh và không áp dụng được đấu thầu rộng rãi qua mạng theo Thông tư 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC.