Đấu thầu mua sắm tàu biển như thế nào? Doanh nghiệp có vốn nhà nước mua sắm tàu biển theo hình thức nào?
Đấu thầu mua sắm tàu biển như thế nào? Doanh nghiệp có vốn nhà nước mua sắm tàu biển theo hình thức nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp bên tôi là doanh nghiệp có vốn nhà nước, hiện tại đang tổ chức mua sắm tàu biển. Tuy nhiên bên tôi không biết là có thể áp dụng theo hình thức nào để mua sắm. Có áp dụng theo quy định của Luật đấu thầu 2013 hay không? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Theo nội dung bạn đưa ra bên bạn là doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nếu tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu 2013 vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng trong quy định của Luật đấu thầu có đưa ra nội dung
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
= > Nếu bên bạn thực hiện vẫn được áp dụng các quy đinh chung của
Tuy nhiên, nội dung bạn đưa ra là mua sắm tàu biển, theo quy định của Nghị định 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013
“Điều 28. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hình thức mua, bán tàu biển của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.
a) Việc mua, bán tàu biển giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất có 03 (ba) người chào hàng là chủ sở hữu hoặc người môi giới;
b) Việc mua, bán tàu biển giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện bằng hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật hoặc chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Đối với dự án đóng mới tàu biển của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
3. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển của doanh nghiệp không có vốn nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.”
= > Hình thức áp dụng là chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất có 03 (ba) người chào hàng là chủ sở hữu hoặc người môi giới
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
– Thủ tục đăng kí quốc tịch tàu bay
– Điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại