Chuyện mua đất xây nhà luôn được coi là việc lớn trong đời người. Nếu bạn cũng đang đứng trước quyết định quan trọng này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Mọi thông tin liên quan như đất thổ cư là gì, các quy định hiện hành về đất thổ cư và kinh nghiệm mua bán đất sẽ được chúng tôi phân tích chi tiết.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đất thổ cư là gì?
- 2 2. Đất thổ cư và đất thổ canh khác nhau ở điểm nào?
- 3 3. Các quy định về đất thổ cư và thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất:
- 3.1 3.1. Đất thổ cư có sổ đỏ không?
- 3.2 3.2. Đất thổ cư có xây nhà được không?
- 3.3 3.3. Đất thổ cư phải đóng thuế bao nhiêu?
- 3.4 3.4. Đất thổ cư có dùng cho mục đích kinh doanh được không?
- 3.5 3.5. Các bước chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư:
- 3.6 3.6. Chuyển đổi đất vườn trên cùng thửa đất có nhà ở lên đất thổ cư:
- 4 4. Tổng hợp các kinh nghiệm mua đất thổ cư hạn chế rủi ro:
1. Đất thổ cư là gì?
Đất thổ cư là cụm từ được nhắc đến khá nhiều, tuy nhiên đất thổ cư là gì thì không phải ai cũng thực sự nắm được. Việc tìm hiểu khái niệm cũng như những đặc trưng liên quan sẽ giúp chủ đầu tư có thể sử dụng đúng và khai thác tối đa nguồn lợi từ loại hình bất động sản này.
Đất thổ cư có thể hiểu nôm na là đất ở bình thường. Theo Luật Đất đai năm 2013 thì đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được nhà nước công nhận thông qua sổ đỏ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Cụ thể chủ đất thổ cư sẽ có quyền xây nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu sống,… Tóm lại đất thổ cư là đất được cấp phép để ở hoặc xây dựng nhà phục vụ mục đích này.
Hiện nay đất thổ cư được chia thành hai loại chính:
– Đất thổ cư đô thị (ODT): đất ODT là gì, còn gọi là đất thổ cư đô thị, đất ODT vẫn mang đầy đủ đặc điểm của đất thổ cư thông thường, tuy nhiên nó sẽ thuộc phạm vi các phường, thị trấn, các quận, thành phố, thị xã hoặc thậm chí là khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Loại đất thổ cư này được áp dụng một số chính sách khác so với đất thổ cư nông thôn như thuế, giấy phép xây dựng,… Hiện nay dạng đất ODT sẽ do xã và các cấp tương đương quản lý. Bạn có quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ đời sống khác phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị trên mảnh đất của mình.
– Đất thổ cư nông thôn (ONT): đất ONT là gì? Đất thổ cư nông thôn vẫn là đất thổ cư nhưng thuộc địa giới hành chính là khu vực nông thôn và do xã quản lý. Đối với các khu đô thị đang được quy hoạch lên thành phố thì đất thổ cư ở đó không được coi là ONT. Loại đất này sẽ được áp dụng chính sách thu thuế cũng như quy hoạch riêng. Trong đó đất thổ cư nông thôn thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn và ao hơn để phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương đó.
Đất thổ cư tiếng anh là: Residential land
A residential area is a land used in which housing predominates, as opposed to industrial and commercial areas. Housing may vary significantly between, and through, residential areas. These include single-family housing, multi-family residential, or mobile homes.
2. Đất thổ cư và đất thổ canh khác nhau ở điểm nào?
Đất thổ cư và đất thổ canh là hai loại đất hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt rõ ràng trước khi quyết định mua đất. Theo điều 13 Luật Đất đai năm 2013 thì đất thổ canh là đất nông nghiệp còn đất thổ cư là đất phi nông nghiệp. Cụ thể là:
Đất thổ cư là loại đất chuyên xây các công trình phục vụ nhu cầu đời sống dân sinh như nhà ở, các công trình phụ trợ cho nhà ở,…
Đất thổ canh là đất dùng cho mục đích sản xuất hoặc nuôi trồng thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đất này cũng có thể phục vụ một số mục đích đặc thù như nuôi thủy hải sản hoặc khai thác muối,…
Điểm để phân biệt đất thổ cư và đất chưa lên thổ cư là gì?
– Đất chưa lên thổ cư hay còn được gọi là đất vườn hoặc đất thổ vườn. Khi chuẩn bị mua đất bạn nên tìm hiểu thật kỹ xem mảnh đất đó có phải đất thổ cư hay chưa. Lý do là vì đất chưa lên thổ cư sẽ không được phép xây nhà và các công trình phục vụ nhu cầu ở khác. Chủ sở hữu sẽ chỉ được phép xây dựng, cải tạo thành ao hoặc khu vực chăn nuôi gia súc.
– Để có thể chuyển đổi đất này thành đất thổ cư, chủ sở hữu cần hoàn thành một quy trình chuyển đổi theo đúng quy định của pháp luật. Khi đã chính thức thành đất thổ cư thì chủ sở hữu đồng thời có quyền xây nhà hoặc tiếp tục triển khai mô hình vườn, ao, chuồng tùy theo mục đích sử dụng.
3. Các quy định về đất thổ cư và thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất:
Bên cạnh việc tìm hiểu đất thổ cư là gì, việc nắm được các quy định hiện hành về đất thổ cư cũng như những chính sách liên quan như đất thổ cư có sổ đỏ không, các hình thức sử dụng hợp pháp hay quy định chuyển đổi quyền sử dụng đất sang đất thổ cư cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây, Luật Dương Gia đã tổng hợp ra một số quy định hiện hành như sau:
3.1. Đất thổ cư có sổ đỏ không?
Trước hết đã có một số người nhầm lẫn về vấn đề sổ đỏ hoặc sổ hồng. Lý do là vì trước đây pháp luật có quản lý các quyền liên quan đến đất đai theo hai loại sổ này. Sổ đỏ (có bìa màu đỏ) dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà cùng tài sản đi kèm với mảnh đất đó. Còn sổ hồng (có bìa màu hồng) là để chứng nhận quyền sở hữu căn nhà. Tuy nhiên hiện nay Luật Đất đai đã sửa đổi, gộp chung các mục trên vào một sổ gọi là Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong Giấy Chứng nhận này sẽ bổ sung thêm các nội dung như:
Quyền sử dụng đối với mảnh đất đó (có sơ đồ mảnh đất đi kèm).
Quyền sở hữu bất động sản thuộc mảnh đất.
Quyền sử dụng đất và sở hữu bất động sản đi kèm với đất.
Như vậy, dù cho mảnh đất thổ cư đã có nhà hoặc các công trình đi kèm khác hay chưa thì đều sẽ được cấp sổ đỏ hay còn gọi là Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay Ủy ban nhân dân các cấp cùng Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm và quyền hạn cấp loại giấy tờ này cho người dân.
3.2. Đất thổ cư có xây nhà được không?
Về cơ bản thì đất thổ cư chính là đất để người dân xây nhà cũng như các công trình phục vụ nhu cầu ở nói chung. Tuy nhiên đã có không ít trường hợp chủ sở hữu không rõ đất của mình thuộc loại đất nào và vẫn cố tình xây nhà. Kết quả là họ đã bị phạt hoặc thu hồi đất theo điều 64 Luật Đất đai. Để tránh tình trạng này, chủ đất nên kiểm tra lại giấy tờ đất đai của mình để chắc chắn mình có quyền xây nhà ở.
Cụ thể, chủ đất cần kiểm tra phần “Mục đích sử dụng” có ghi trong Giấy Chứng nhận quyền sở hữu đất. Nếu phần này ghi là “đất ở” thì bạn hoàn toàn có quyền xây nhà cùng các công trình phụ trợ khác. Nhà ở của bạn xây trên đúng phạm vi mảnh đất cũng sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn và được Pháp luật công nhận, bảo vệ.
3.3. Đất thổ cư phải đóng thuế bao nhiêu?
Hiện nay các loại đất đều phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bao gồm cả đất thổ cư. Thuế này sẽ được cơ quan có thẩm quyền quyết định dựa theo mục đích sử dụng mảnh đất của bạn. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thì có thể bạn sẽ phải thực hiện thêm các nghĩa vụ về thuế hoặc lệ phí theo quy định hiện hành.
Vậy cách tính thuế cho đất thổ cư là gì? Công thức chung cho thuế của 1 mảnh đất/1 năm được tính theo:
(Diện tích đất tính thuế) x (Giá của 1m2 đất) x (Thuế suất)
3.4. Đất thổ cư có dùng cho mục đích kinh doanh được không?
Hiện nay trong Luật hay các Nghị định đã được Chính phủ ban hành chưa có mục nào quy định xử phạt đối với việc chủ sở hữu dùng đất thổ cư để kinh doanh. Tuy nhiên để có thể được kinh doanh một cách hợp pháp thì bạn vẫn cần làm hồ sơ đăng ký biến động đất đai lên cơ quan có thẩm quyền của khu vực.
3.5. Các bước chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư:
Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang thổ cư thì gia chủ cần lưu ý kiểm tra kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương. Nếu mảnh đất thuộc khu vực có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì bạn có thể làm theo các bước sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định hiện hành. Thông thường hồ sơ bao gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất cùng Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân (hoặc Căn cước công dân). Bạn có thể liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường địa phương để xin hướng dẫn thêm.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường địa phương. Lưu ý, cán bộ tại Phòng này có thể liên hệ lại với bạn trong vòng 3 ngày làm việc nếu hồ sơ của bạn bị thiếu.
– Bước 3: Nộp phí chuyển đổi đất và nhận kết quả. Số tiền cần nộp sẽ được cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường
Trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư, cụ thể là đất cây trồng lâu năm sang đất thổ cư thì cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ xác minh thực địa. Bạn nên phối hợp với cán bộ để quá trình thẩm tra này diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra, khoản phí mà bạn cần phải nộp cho chi cục thuế thường được tính theo công thức: Tiền sử dụng đất cần nộp = Tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp.
3.6. Chuyển đổi đất vườn trên cùng thửa đất có nhà ở lên đất thổ cư:
Quy trình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn tương tự như đối với đất có cây trồng lâu năm (đất nông nghiệp). Tuy nhiên khoản phí phụ thu khi chuyển đổi mục đích sử dụng loại đất này lại được tính theo công thức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang thổ cư thì có thể liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường địa phương để nhận được tư vấn và hỗ trợ.
4. Tổng hợp các kinh nghiệm mua đất thổ cư hạn chế rủi ro:
Ngoài việc tìm hiểu đất thổ cư là đất gì cùng các thông tin, quy định liên quan, nếu bạn có ý định đầu tư vào loại hình bất động sản này thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm mua bán đất hữu ích do Luật Dương Gia tổng hợp sau:
– Tìm hiểu thông tin khu đất một cách kỹ lưỡng
Việc tìm hiểu kỹ về một mảnh đất trước khi mua thứ nhất là để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân trong quá trình mua bán cũng như sử dụng, thứ hai là để đảm bảo sự tiện lợi.
Đối với vấn đề kiểm tra, trước hết bạn cần xác định xem mảnh đất có đang thuộc dự án giải tỏa hoặc quy hoạch nào hay không. Bạn có thể liên hệ với cơ quan quản lý hồ sơ địa chính tại địa phương cùng chủ sở hữu đất để được làm rõ điểm này nhé.
Thứ hai bạn nên xem xét đến các tiện ích khác kèm theo như giao thông có thuận lợi không, khu dân cư có văn minh không, các tiện ích xã hội như bệnh viện, trường học có gần hay không,…
– Xác nhận mảnh đất đó có sổ đỏ hay không?
Đây là vấn đề quan trọng thứ hai mà bạn cần chú ý đến. Bạn lưu ý chỉ thực hiện giao dịch mua bán nếu mảnh đất đó có đầy đủ hồ sơ pháp lý về đất đai hợp lệ. Hãy tránh mua đất trong trường hợp không có sổ đỏ, sổ đỏ không chính chủ hoặc đang đợi cấp sổ đỏ,… Phần lớn đây là các trường hợp lừa đảo tiền cọc hoặc tiền mua đất và dẫn đến các tranh chấp đất đai không đáng có về sau.
Một trường hợp khác cũng tương đối phổ biến mà bạn rất nên tránh, đó là người bán nói rằng họ tách nửa mảnh đất ra bán và mong bạn đợi tách sổ xong. Trước đó họ sẽ viết tay giấy mua cho bạn. Trong trường hợp này Pháp luật hoàn toàn không công nhận bạn đã là chủ đất và nếu có tranh chấp xảy ra thì chắc chắn bạn sẽ là người chịu thiệt.
– Tìm hiểu về địa chất của mảnh đất đó
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lâu dài đến ngôi nhà của bạn sau này. Tốt nhất là bạn nên tránh mua nhà thuộc các khu vực ao, hồ đã bị lấp vì tại đây đất nền rất yếu. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình đào móng xây dựng nhà sau này hoặc khiến bạn phải tốn kém để gia cố nền nhà.
– Tìm hiểu các yếu tố môi trường
Bạn có thể chọn mua đất theo hướng hợp mệnh hoặc chọn các hướng đón gió, tránh nắng như hướng Nam hoặc Đông Nam.
Ngoài ra chúng ta cũng nên lưu ý tránh mua đất tại khu vực từng là nhà tù, bãi rác thải hoặc nghĩa trang. Đặc biệt lưu ý xem đất có nằm trên hệ thống thoát nước hay không. Việc nhà hay đất đai có liên quan đến một trong những dạng công trình trên thường gây bất lợi rất lớn đối với chủ nhà.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013