Luật đất đai được ban hành đã áp dụng giải quyết rất nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra trong đời sống xã hội. Việc phân chia và giao đất cho nhân dân sử dụng đã giúp cho việc quy hoạch và sử dụng được thuận tiện hơn. Vậy, đất lâm nghiệp là gì? Quy định về giao đất lâm nghiệp, chuyển nhượng đất lâm nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Đất lâm nghiệp là gì?
Để thuận tiện cho quá trình quản lý và phát triển đất, Đảng và Nhà nước ta đã phân chia nhiều đất thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay theo quy định thì đất đai sẽ có các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Theo quy định hiện nay thì đất lâm nghiệp là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Và căn cứ theo điều 10 của
Đất lâm nghiệp được dịch sang tiếng anh như sau: Forest land
Khái niệm về đất lâm nghiệp được dịch sang tiếng anh như sau:
Forest land is a type of land belonging to the group of agricultural land. And based on Article 10 of the Land Law, forestry land will be understood as afforestation land belonging to one of the agricultural land types including production forest land, protection forest land and special-use forest land.
2. Quy định về hạn mức giao đất lâm nghiệp, chuyển nhượng đất lâm nghiệp:
Một, hạn mức giao đất
– Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
+ Đất rừng phòng hộ. Đây là loại đất được sử dụng để trông cây rừng nhưng với mục đích là trồng không được khai thác hoặc khai thác phải theo quy định của nhà nước. Những loại cây được trồng để che chắn nước nguồn, chắn gió, cát bay,
+ Đất rừng sản xuất. Đây là loại đất được trồng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, khai thác cây rừng để phục vụ cho đời sống sản xuất.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất và được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
– Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng rừng thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định về hạn mức giao đất không quá 30 héc ta đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất, trường hợp giao thêm đất rừng sản xuất thì được giao với hạn mức không qua 25 héc ta.
– Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi
Hai, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất. Tức là nếu hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất từ người khác thì hạn mức đất được giao sẽ không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp mà nhà nước quy định và chỉ áp dụng cho hai loại đất là đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất.
3. Quy định về hạn mức giao đất rừng sản xuất:
Một, nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
- Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức không quá 30 héc ta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
- Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng. Việc thuê đất sẽ có thời hạn và kế hoạch khai thác cụ thể để bảo vệ rừng, tránh trường hợp các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng để khai thác quá mức, trái với quy định gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Hai, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng. Đây cũng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội được phát triển, khai thác các tài nguyên của thiên nhiên để từ đó tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mọi hoạt động đều phải tuân thủ theo quy định của nước ta về kế hoạch, chương trình để không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nhưng vẫn phát triển và cải thiện được môi trường rừng hiện có.
Ba, đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Nhiều dự án được thực hiện giúp cải thiện được môi trường rừng hiện tại, góp phần làm đa dạng sinh học.
4. Quy định về hạn mức giao đất rừng phòng hộ:
Đất rừng phòng hộ là loại đất được sử dụng để trồng các loại cây rừng nhằm mục đích bảo vệ khu dân cư, nơi có người dân sinh sống những chịu ảnh hưởng của thiên tai. Và quy định về giao, chuyển nhượng như sau:
Một, nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Hai, tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
Ba, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Bốn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Năm, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Như vậy, việc giao đất rừng phòng hộ sẽ phụ thuộc vào từng mục đích, kế hoạch sử dụng đất để cải tạo, phát triển bảo vệ rừng cho từng hộ gia đình hoặc cá nhân, tổ chức quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, việc giao đất, chuyển nhượng này sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố quyết định cho kết hợp vừa bảo vệ và phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả như xây dựng khu sinh thái du lịch phong phú, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và giáo dục…
5. Quy định về hạn mức giao đất rừng đặc dụng:
Đất rừng đặc dụng là loại đất chuyên được sử dụng để bảo tồn các loại cây rừng, nhằm duy trì tốt hệ sinh thái tài nguyên rừng tự nhiên và không được phép khai thác. Do đó, việc giao đất rừng đặc dụng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển rừng. Và quy định về giao, chuyển nhượng đất rừng đặc dụng như sau:
Một, nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Hai, tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng. Nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình có nơi sinh sống và đồng thời bảo vệ, phát triển rừng.
Ba, tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.
Bốn, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Hiện nay, việc phát triển rừng được xem là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm rất nhiều và tình trạng khai thác rừng quá mức. Nhiều thiên tai xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Chính vì vậy, việc xây dựng và bảo vệ các khu rừng phòng hộ là vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, kết hợp hoạt động bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng là phát triển ngành du lịch sinh thái đa dạng vừa tạo điều kiện cho các bạn trẻ biết quý trọng và bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển được ngành du lịch. Tuy nhiên, để tránh tình trạng người dân sử dụng và chặt phá rừng để làm nương rẫy, lấn chiếm đất trái phép… thì nhà nước ta cần quản lý chặt chẽ về hạn mức giao đất, chuyển nhượng đất lâm nghiệp nói chung và kế hoạch sử dụng đất hiệu quả.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;