Thực tế từ thời kỳ trước, việc nhà nước giao đất không đúng thẩm quyền tồn tại rất nhiều. Vậy đất giao không đúng thẩm quyền, thu hồi bồi thường thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiểu thế nào là đất giao không đúng thẩm quyền?
- 2 2. Đất được giao không đúng thẩm quyền xử lý thế nào?
- 3 3. Đất giao không đúng thẩm quyền, thu hồi bồi thường thế nào?
- 4 4. Quy trình thu hồi đất trong trường hợp giao trái thẩm quyền:
- 5 5. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
1. Hiểu thế nào là đất giao không đúng thẩm quyền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật đất đai 2013, thẩm quyền giao đất được quy định như sau:
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Giao đất đối với tổ chức.
+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo.
+ Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện:
+ Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Thực hiện cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Đất giao không đúng thẩm quyền được hiểu là người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ. Hay các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng sau đó đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.
2. Đất được giao không đúng thẩm quyền xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013, đối với trường hợp sử dụng do được giao không đúng thẩm quyền sẽ nằm trong diện bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Và theo đó, thẩm quyền có quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của huyện (căn cứ tại điểm a Khoản 2 Điều 66 Luật đất đai 2013).
3. Đất giao không đúng thẩm quyền, thu hồi bồi thường thế nào?
Trường hợp đất giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 07, người sử dụng đất đã thực hiện nộp tiền để được sử dụng phần đất đó mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi Nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ như sau:
– Người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao: trường hợp sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
– Với trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004: hỗ trợ, bồi thường như sau:
+ Đối với diện tích đất được giao là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất ở trong hạn mức giao đất: sẽ được bồi thường, hỗ trợ.
+ Đối với diện tích đất được giao là đất ở vượt hạn mức giao đất quy định vẫn sẽ được bồi thường nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
– Với những tài sản gắn liền với đất bị thu hồi vẫn sẽ được bồi thường theo đúng quy định.
Lưu ý: giấy tờ để xác định việc đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004:
– Biên lai, phiếu thu, hóa đơn thu tiền để được sử dụng đất, thu tiền đền bù theo Quyết định số 186/HĐBT ngày 31 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
– Biên lai, phiếu thu, hóa đơn thu tiền theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm thu tiền.
– Biên lai, phiếu thu, hóa đơn hoặc các loại giấy tờ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức giao đất không đúng thẩm quyền xác lập tại thời điểm thu tiền.
– Giấy tờ biên nhận thu tiền của Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã hoặc của cơ quan, tổ chức giao đất không đúng thẩm quyền đã được các cơ quan, tổ chức (hoặc người đại diện) cấp cho hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm thu tiền.
4. Quy trình thu hồi đất trong trường hợp giao trái thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66
Bước 1: Kiểm tra, xác minh:
Thực hiện kiểm tra, xác minh hành vi giao đất trái thẩm quyền: cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra.
Bước 2: Người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
– Thực hiện lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, đây là căn cứ để ra quyết định thu hồi đất.
Trong trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
– Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất trong thời hạn là không quá 07 ngày làm việc, tính từ ngày lập biên bản.
Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (khi cần thiết), trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.
– Thực hiện thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất: thẩm quyền thuộc cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bước 4: Thông báo thu hồi đất đến người dân:
– Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thu hồi đất có trách nhiệm sau:
+ Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
+ Bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Lưu ý: Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bước 5: Cập nhật, chỉnh lý dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính và thu hồi Giấy chứng nhận:
– Cuối cùng thì cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
– Thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận.
Bước 6: Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất:
Nếu như người sử dụng đất không hợp tác thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
5. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
CƠ QUAN (1) ——- Số: … /BB-VPHC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*
Về ……….. (2)
Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…, tại (3) ……………
Căn cứ ………… (4)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……… Chức vụ: ………
Cơ quan: ………….
2. Với sự chứng kiến của (5):
a) Họ và tên :……. Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :………….
b) Họ và tên :…… Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :………….
c) Họ và tên :…….. . Chức vụ: ……..
Cơ quan :………….
Tiến hành lập
3. Họ và tên : ………….. Giới tính: ……..
Ngày, tháng, năm sinh :…./…./….. Quốc tịch: …….
Nghề nghiệp :……………
Nơi ở hiện tại: ……………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu :….. ; ngày cấp :…./…./……..;nơi cấp: ………..
Tên tổ chức vi phạm :………….
Địa chỉ trụ sở chính :………..
Mã số doanh nghiệp: …………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………
Ngày cấp:…./…./ ……… ; nơi cấp:……..
Người đại diện theo pháp luật(6) :……… Giới tính: ……..
Chức danh(7): ……………
4. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ………….
5. Quy định tại(9) ………….
6. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10): ……….
7. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: ……..
8. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): ……..
9. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): ………
10. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
11. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):…………..
12. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú | |
13. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
14. Trong thời hạn(12) …. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)
(13) ………… Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày ……../… /… , gồm …….. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà)(13) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15): ………
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
|
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN
|
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
Luật đất đai 2013.