Đất giáo dục là một trong những loại đất quan trọng và có giá trị cao, phân bổ đều ở mỗi địa phương với mục đích đảm bảo chất lượng đời sống và tri thức của mỗi vùng. Vậy đất giáo dục là gì? Có nên mua đất quy hoạch giáo dục không?
Mục lục bài viết
1. Đất giáo dục là gì?
Căn cứ Điều 10
(1) Nhóm đất nông nghiệp gồm có:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất rừng sản xuất.
– Đất rừng phòng hộ.
– Đất rừng đặc dụng.
– Đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất làm muối.
– Đất nông nghiệp khác, cụ thể gồm đất sử dụng với mục đích xây dựng nhà kính cũng như các loại nhà khác nhằm phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
(2) Nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định gồm những loại đất sau đây:
– Đất ở, trong đó có đất ở đô thị, đất ở nông thôn.
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, xã hội, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
– Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
– Đất phi nông nghiệp khác như đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Do vậy, theo quy định trên đất giáo dục thuộc loại đất phi nông nghiệp.
2. Có nên mua đất quy hoạch giáo dục?
Đất quy hoạch được hiểu là đất đã được phân bổ cũng như khoang vùng đất đai theo không gian với mục đích để xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Do đó, thực tế việc có nên mua đất nằm trong diện quy hoạch không sẽ phải phụ thuộc vào điều kiện cũng như mục đích sử dụng của mỗi người.
Nếu như đất rơi vào diện quy hoạch giáo dục dùng để xây dựng trường học thì khả năng bị thu hồi sẽ cao và diện quy hoạch đó cũng không cho xây dựng công trình nhà ở. Vì vậy nếu như người dân có nhu cầu ở ổn định, lâu dài thì không nên mua.
Thêm nữa, khi mua đất thuộc diện quy hoạch thì sau này sẽ khó có thể chuyển nhượng. Nếu như cơ quan Nhà nước ra quyết định thu hồi đất thì chủ sử dụng đất sẽ không được chuyển nhượng đất, đồng thời mức đền bù dựa trên bảng giá đất của Nhà nước chứ không bồi thường dựa trên giá đất thị trường, sẽ bị thiệt thòi hơn nhiều.
3. Kinh nghiệm khi mua đất đai:
Một là, chỉ nên mua những thửa đất đã có sổ đỏ:
Một trong các điều kiện để có thể chuyển nhượng thửa đất đó là đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Do đó, chỉ khi đất có Sổ đỏ bạn mới có thể tiến giao dịch mua bán đất đúng quy định pháp lý, bảo đảm quyền của mình sau đó.
Thực tế, rất nhiều người khi mua đất quy hoạch với tâm lý không phải đất để ở lâu dài hoặc giá trị ít nên khi mua bán chỉ có viết giấy tay và đất không có Sổ đỏ, việc này sẽ mang lại rủi ro cao cho người mua nếu như sau này có xảy ra tranh chấp.
Hai là, xem xét nguồn gốc cũng như tình trạng pháp lý của thửa đất:
Đây là một yếu tố rất quan trọng người dân cần nắm vững để tìm hiểu trước khi giao dịch mua bán đất.
Ba là, khi mua đất phải xem cấu trúc đất:
Về mặt hình thức cũng như vấn đề phong thủy, nhiều cá nhân, hộ gia đình đi mua đất bao giờ cũng đề cao vấn đề cấu trúc, hình dáng cũng như vị trí thửa đất.
Chính vì thế, khi mua đất lưu ý tránh những thửa đất “đầu voi đuôi chuột” sẽ không tốt, nên lựa những thửa đất vuông vắn, phù hợp.
Bốn là, vị trí đất tránh nơi hoang vu, hẻo lánh ít cư dân:
Nhiều người dân mua đất ban đầu với mục đích để làm vườn như canh tác, trồng cây hoa màu làm kinh tế nhưng sau đó khi có nhu cầu sẽ chuyển đổi mục đích thành đất ở để xây dựng nhà ở, công trình,… Do đó, khi mua đất vườn cần lưu ý mua những nơi có vị trí giao thông thuận tiện, trong khu dân cư sinh sống, đặc biệt đất vườn đã nằm trong khu quy hoạch để lên thổ cư thì càng tốt, dễ dàng cho việc chuyển mục đích sử dụng đất ở sau này.
Năm là, kiểm tra rõ quy hoạch đất:
Khi mua đất, cái quan tâm quan trọng là phải kiểm tra quy hoạch đất. Nếu như mua phải thửa đất dính quy hoạch thì sớm hay muộn khả năng cao có thể sẽ bị Nhà nước thu hồi đất.
Khi Nhà nước thu hồi đất, đương nhiên người dân sẽ nhận được bồi thường bằng tiền đối với đất vườn. Tuy nhiên, nguyên tắc bồi thường của Nhà nước là bằng tiền với giá Nhà nước, chứ không bồi thường theo giá thị trường. Thực tế, giá đất Nhà nước bao giờ cũng thấp hơn so với giá thị trường. Do đó, việc mua đất xong bị Nhà nước thu hồi thì chính ra người mua đất sẽ bị lỗ.
Lưu ý để tránh được tình trạng trên, người dân mua bán đất sẽ phải kiểm tra quy hoạch bằng cách đến Ủy ban nhân dân xã/phường nơi có đất để xác minh thửa đất mình dự định mua có thuộc quy hoạch hay không. Điều này chắc chắn việc người dân sẽ tránh được những rủi ro sau này.
Sáu là, nên đề phòng với các bên môi giới đất với các chiêu trò PR như bán cắt lỗ, thanh lý đất giá rẻ,… Thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp vì tin lời môi giới, mua bán đất không tìm hiểu kĩ mà “tiền mất tật mang” như mua phải đất thuộc dự án ma, bị lừa mua phải thửa đất xấu hay đất đang có tranh chấp,… Do đó, khi mua đất nên tìm hiểu và chọn đơn vị môi giới uy tín, có tâm. Người dân có thể tham khảo trên các trang mạng xã hội, xem đánh giá về các đơn vị đó.
Thực tế, khi đầu tư có nhiều lợi nhuận thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cao. Do đó, người dân cần tích lũy kinh nghiệm, cân nhắc kĩ khi mua bán đất bởi giá trị đất cũng cao, thậm chí là rất cao. Đặc biệt với ai có mong muốn mua đất để đầu tư thì phải cân nhắc, tính toán thật kĩ.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
THAM KHẢO THÊM: