Mấy năm trở lại đây, các vụ kiện tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều. Vậy đất đang tranh chấp là gì? Đất tranh chấp có được ở không?
Mục lục bài viết
1. Đất đang tranh chấp là gì?
Pháp luật đất đai hiện hành cũng như những văn bản pháp luật có liên quan không quy định như thế nào là đất đang tranh chấp mà chỉ giải thích như thế nào là tranh chấp đất đai. Tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 có giải thích tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Như vậy, có thể hiểu tranh chấp đất đai khá đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Đó cũng có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất…
Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp của thửa đất đó với cá nhân, tổ chức khác với Nhà nước hoặc là giữa những người sử dụng chung diện tích đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về các tài sản gắn liền với đất, ranh giới, mục đích sử dụng đất hoặc là về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu chính là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
Đối với điều luật giải thích về tranh chấp đất đai tại đã nêu trên thì có thể thấy tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.
Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:
– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 của
– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như là tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Từ thực tế cho thấy, có một số dạng tranh chấp đất đai phổ biến như:
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất (ví dụ như tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất; tranh chấp đòi lại đất; tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;…);
– Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất (ví dụ như yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng; công nhận hiệu lực của hợp đồng; tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu;…).
2. Đất tranh chấp có được ở không?
Theo quy định của pháp luật về đất đai, khi đất đang tranh chấp thì sẽ có những bất lợi, hạn chế nhất định như:
– Không được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bởi Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
– Không đủ điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu;
– Bị từ chối hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ;
– Không được thế chấp quyền sử dụng đất;
– Ảnh hưởng đến quyền lợi khi xác định lại diện tích,..
Thêm nữa, tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất, tại Điều này quy định người sử dụng đất có các quyền sau đây:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;
– Được bồi thường khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo đó, người đang sử dụng đất (bao gồm những người đã được nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất;…) hoàn toàn có quyền được sử dụng, được ở, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất,…khi đất đang tranh chấp và chưa có kết luận cuối cùng của Toà án quyết định đất đó thuộc quyền sử dụng của ai.
3. Nguyên nhân dẫn đến đất có tranh chấp:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đất có tranh chấp. Từ thực tế, cho thấy việc tranh chấp đất đai xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân khách quan:
+ Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền Nam Bắc:
++ Ở miền Bắc, sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và Chính Phủ ta đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến và xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân.
++ Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của những người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung, thuộc sở hữu tập thể, do đó mà tình hình sử dụng đất tương đối ổn định.
++ Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến, tình hình sử dụng đất lại có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong 9 năm kháng chiến từ năm 1845 – 1954, Chính Phủ đã tiến hành cấp chia ruộng đất 02 lần cho nông dân. Nhưng đến khoảng cuối năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã tiến hành thực hiện việc cải cách điền địa, thực hiện việc “truất hữu” nhằm để xóa bỏ thành quả cách mạng, gây ra những xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân.
+ Sau năm 1975, Nhà nước tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp đồng thời xây dựng hàng loạt những nông trường, lâm trường, trang trại….
+ Hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, việc thu hồi đất nhằm để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm.
+ Đặc biệt, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá cả đất tăng cao đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai một cách gay gắt.
– Nguyên nhân chủ quan:
+ Về cơ chế quản lý;
+ Về cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai;
+ Về chính sách pháp luật, đất đai.
4. Cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết đất có tranh chấp:
Tại Điều 203, Luật đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, căn cứ quy định này thì cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết đất có tranh chấp đó là:
– Tòa án nhân dân:
+ Khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về các tài sản gắn liền với đất.
+ Khi tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ theo pháp luật quy định
– Ủy ban nhân dân: đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192