Hiện nay có thể thấy, tình trạng đất bị bỏ hoang đã không còn là câu chuyện hiếm gặp và diễn ra khá phổ biến. Vì thế nhiều người đặt ra câu hỏi: Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng đất?
Mục lục bài viết
1. Đất bỏ hoang được hiểu như thế nào?
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên mà tự nhiên ban cho con người, nó vô cùng quan trọng trong đời sống con người cũng như toàn xã hội. Đất đai không chỉ là một tài sản đơn thuần mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người. Luật Đất đai năm 2013 hiện hành đã tiếp tục kế thừa những nội dung về phân loại đất đai theo Luật Đất đai trước đó. Có thể căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu, mục đích sử dụng đất của các chủ thể cũng như đặc tính tự nhiên vốn có của đất thì đất được phân loại thành các loại đất khác nhau, tương ứng với mỗi loại đất cụ thể thì pháp luật lại có những quy định về chế độ quản lí, sử dụng phù hợp với loại đất đó. Cụ thể là tại Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì toàn bộ quỹ đất của nước ta được phân thành ba loại.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng không có quy định cụ thể nào để giải thích về khái niệm đất bỏ hoang. Theo quan điểm cá nhân thì có thể hiểu đất bỏ hoang chỉ loại đất không được đưa vào sử dụng, người có quyền sử dụng đất bỏ mặc mảnh đất đó trong một khoảng thời gian dài, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai thậm chí là làm mất đi giá trị và mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành, thì thu hồi đất đã được ghi nhận một cách rõ ràng. Nhìn chung thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp
Vì thế đối với câu hỏi, đất bỏ hoang lâu ngày thì liệu có bị mất quyền sử dụng đất không? Và đất bỏ hoang bao nhiêu lâu thì bị mất quyền sử dụng đất? Để trả lời câu hỏi này thì cần xem xét các điều luật của Luật Đất đai hiện hành. Cụ thể là căn cứ quy định tại các Điều 61, Điều 62, Điều 64 và Điều 65
– Nhà nước tiến hành thu hồi vì mục đích quốc phòng, mục đích an ninh quốc gia;
– Nhà nước tiến hành thu hồi vì mục đích kinh tế xã hội hoặc vì lợi ích của quốc gia dân tộc và cộng đồng;
– Nhà nước tiến hành thu hồi đất do hành vi vi phạm pháp luật đất đai của các chủ thể;
– Nhà nước tiến hành thu hồi đất do việc tự nguyện trả lại quyền sử dụng đất cho nhà nước, chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc xét thấy có nguy cơ đe dọa tính mạng sức khỏe con người.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành, thì nhà nước đặt ra vấn đề thu hồi đất trong một số trường hợp nhất định, trong đó có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, và tùy vào từng trường hợp khác nhau và từng loại đất khác nhau mà thời điểm bị mất quyền sử dụng đất đối với hành vi bỏ hoang đất cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
– Đất với mục đích trồng cây hàng năm mà nay không được chủ thể có quyền sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;
– Đất với mục đích trồng cây lâu năm mà nay không được chủ thể có quyền sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;
– Đất với mục đích trồng rừng mà nay không được chủ thể có quyền sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Đất được sử dụng dưới hình thức được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà người có quyền sử dụng lại không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, được tính kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng, trừ trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp đất bỏ hoang một thời hạn nhất định thì sẽ bị mất quyền sử dụng như phân tích trên, cũng có những trường hợp đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất. Vấn đề này được quy định tại Điều 15
3. Thẩm quyền thu hồi đối với đất bỏ hoang:
Xét về thẩm quyền thu hồi nói chung và thẩm quyền thu hồi khi đất bỏ hoang nói riêng được quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành, cụ thể thẩm quyền được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đối với đất bỏ hoang trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với các chủ thể là tổ chức, cơ sở tôn giáo hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chủ thể là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên không áp dụng đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở trên lãnh thổ của Việt Nam, hay trường hợp thu hồi đất thuộc quỹ đất công ích 5% của xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, ủy ban nhân dân huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất đối với đất bỏ hoang trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất với các chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, hay cộng đồng dân cư ở địa phương, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với trường hợp chủ thể này được sở hữu nhà ở trên lãnh thổ của Việt Nam. Ngoài ra, thì đối với trường hợp khu vực mà có đất thu hồi có cả đối tượng quy định tại cả 2 vấn đề trên, thì chủ thể có thẩm quyền là ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sẽ là ủy ban nhân dân huyện nếu được ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền).
4. Xử phạt vi phạm hành chính với đất bỏ hoang:
Theo Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), thì có quy định về nếu không sử dụng và bỏ hoang đất trong một thời gian nhất định như đã phân tích ở trên thì sẽ bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, tùy vào từng diện tích đất bị các chủ thể có quyền bỏ hoang sẽ mức phạt tiền sẽ khác nhau. Cụ thể là, áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta. Áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta. Áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
Ngoài ra, sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn không đưa đất vào sử dụng, vẫn tiếp tục hành vi vi phạm của mình, thì các chủ thể vi phạm còn bị buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.