Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam cần hiểu rõ tình hình của hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước khác, cũng như là các điều kiện và điều khoản mà người nước ngoài phải tuân thủ để tối đa hóa lợi nhuận. Đánh thuế hai lần là gì? Hiệp định tránh đánh thuế hai lần?
Mục lục bài viết
1. Đánh thuế hai lần là gì?
Đánh thuế hai lần hay còn gọi là đánh thuế trùng trong tiếng Anh được gọi là Double taxation.
Như chúng ta đã biết vấn đề đánh thuế hai lần là một hiện tượng bất lợi liên quan đến việc phải nộp thuế hai lần cho cùng một đối tượng đánh thuế, ví dụ như thu nhập hay tài sản. Đánh thuế hai lần thường có liên quan là với thuế thu nhập và thuế tài sản.
Đánh thuế thu nhập và lợi nhuận ở nước tạo ra thu nhập và đánh thuế một lần nữa khi những khoản thu nhập và lợi nhuận này được chuyển về nước của người kiếm được thu nhập.
Ta có thể thấy việc chúng ta đánh thuế hai lần như vậy có thể cản trở đáng kể sự di chuyển quốc tế của lao động và tư bản. Vì vậy, các nước thường kí hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các khoản thu nhập thường chi phải chịu thuế ở nước kiếm được thu nhập.
Một số khoản thuế bị đánh nhiều lần. Ví dụ các công ty phải nộp thuế lợi nhuận, sau đó khi lợi nhuận được chia dưới dạng cổ tức, người nhận cổ tức lại phải nộp thuế thu nhập một lần nữa.
Như chúng ta đã biết việc xử lý thuế trong từng trường hợp phải dựa vào các điều khoản trong mỗi hiệp định. Trường hợp nếu thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa điều khoản của hiệp định và các quy định của luật thuế nước sở tại, những điều khoản của hiệp định sẽ được áp dụng.
Theo đó ta thấy với các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần sẽ không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới hay các loại thuế phát sinh nặng hơn so với luật thuế trong nước. Trong trường hợp một DTAA gồm các điều khoản có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó hoặc thu thuế với một mức thuế suất nhất định nhưng luật Việt Nam chưa quy định về thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định một tỷ lệ thuế thấp hơn, Luật thuế Việt Nam sẽ được áp dụng.
2. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần:
Căn cứ dựa theo quy định tại điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định:
Giữa Chính Phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước đại hàn Dân quốc về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập.
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước ký kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở, hay chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm các khoản thuế đối với lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, thuế đánh vào tổng số tiền lương do xí nghiệp trả cũng như các khoản thuế đánh vào phần vốn tăng thêm, đều được coi là các loại thuế đánh vào thu nhập.
3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:
a. Trong trường hợp đối với Hàn Quốc
(i) Thuế thu nhập;
(ii)Thuế công ty; và
(iii) Thuế cư trú
(dưới đây được gọi là “thuế Hàn Quốc”)
b. Trong trường hợp đối với Việt Nam
(i). Thuế thu nhập cá nhân;
(ii). Thuế lợi tức; và
(iii). Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
(dưới đây được gọi là ”thuế Việt Nam“);
4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế trên được ban hành sau ngày ký kết Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước ký kết sẽ
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là Điều ước quốc tế được kí kết giữa hai chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia) nhằm tránh việc đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thu nhập và thuế tài sản.
Điều ước này được áp dụng cho đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc hai bên kí kết.
Điều ước này áp dụng đối với các loại thuế do một bên kí kết đánh vào thu nhập và vào tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
Tính đến ngày 15/7/2014, Việt Nam đã kí Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với 69 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mục đích kí kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách:
(a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước kí kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước kí kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lí cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước/vùng lãnh thổ trong công tác quản lí thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
3. Biện pháp để tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam:
Hiện nay ta thấy Việt Nam vẫn đánh thuế thu nhập của người nộp thuế là đối tượng cư trú Việt Nam và có được thu nhập từ nước ký kết hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nhà nước đó. Như vậy ta thấy theo mỗi hiệp định ký kết, Việt Nam sẽ áp dụng một hoặc kết hợp ba biện pháp dưới đây để loại bỏ thuế kép:
3.1. Về biện pháp khấu trừ thuế cụ thể:
Tại biện pháp này ta thấy nếu một cư dân Việt Nam có được thu nhập từ và đã nộp thuế với nước ký kết hiệp định với Việt Nam. Trong hiệp định đó, Việt Nam cam kết áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, khi đối tượng cư trú này khai thuế tại Việt Nam, thu nhập này sẽ được tính vào thu nhập thuế theo luật thuế hiện hành của Việt Nam. Số tiền thuế đã nộp tại nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
3.2. Về biện pháp khấu trừ số thuế khoán:
Nếu như với trường hợp một đối tượng cư trú Việt Nam có được thu nhập và phải nộp thuế với nước ký kết hiệp định với Việt Nam. Như vậy ta thấy tại Việt Nam cam kết áp dụng phương pháp khấu trừ số thuế khoán, khi đối tượng cư trú này thực hiện khai thuế tại Việt Nam, khoản thu nhập này sẽ được tính trong thu nhập tính thuế theo pháp luật Việt Nam hiện hành và số tiền thuế khoán sẽ được kháu trừ vào tiền thuế phải trả tại Việt Nam. Thu nhập chịu thuế đươc khấu trừ hoặc giảm tại nước ký kết như một ưu tiên đặc biệt.
3.3. Biện pháp khấu trừ gián tiếp cụ thể:
Nếu như có các trường hợp đối tượng cư trú Việt Nam nào đó mà họ có thu nhập từ nước ký kết hiệp định tránh và thu nhập của công ty được trả trước khi phân chia cho đối tượng cư trú đó. Thu nhập này sẽ được tính trong thu nhập tính thuế tại Việt Nam và tiền thuế gián thu đã nộp tại nước ký kết sẽ được khấu trừ trong tiền thuế phải trả ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tiền thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá tiền thuế phải trả tại Việt Nam.
Một đối tượng cư trú là đối tượng áp dụng của hiệp định này và biện pháp này nắm quyền kiếm soát trực tiếp với một tỷ lệ nhỏ (thường là 10%) quyền biểu quyết trong công ty cổ phần.
Nếu Việt Nam không com kết một biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp trong hiệp định nhưng theo luật Việt Nam, thu nhập có được từ nước ngoài của một đối tượng trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp, những quy định này vẫn được thực hiện.
4. Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần DTAAs với một số quốc gia:
STT | Quốc gia | Ngày ký kết | Nơi ký kết | Hiệu lực |
1 | Úc | 13/10/1992 | Hà Nội | 13/10/1992 |
2 | Thái Lan | 23/12/1992 | Hà Nội | 29/12/1992 |
3 | Pháp | 10/02/1993 | Hà Nội | 01/07/1994 |
4 | Nga | 27/05/1993 | Hà Nội | 21/03/1996 |
5 | Thụy Điển | 24/03/1994 | Stockholm | 08/08/1994 |
6 | Hàn Quốc | 20/05/1994 | Hà Nội | 11/09/1994 |
7 | Vương quốc Anh | 09/04/1994 | Hà Nội | 15/09/1994 |
8 | Singapore | 02/03/1994Biên bản sửa đổi: 12/09/2012 | Hà NộiSingapore | 09/09/199411/01/2013 |
9 | Ấn Độ | 07/09/1994 | Hà Nội | 02/02/1995 |
10 | Hungary | 26/08/1994 | Budapest | 30/06/1995 |
11 | Ba Lan | 31/08/1994 | Warsaw | 28/01/1995 |
12 | Hà Lan | 24/01/1995 | Hague | 25/10/1995 |
13 | Trung Quốc | 17/03/1995 | Bắc Kinh | 18/10/1995 |
14 | Đan Mạch | 31/05/1995 | Copenhagen | 24/04/1996 |
15 | Na Uy | 01/01/1995 | Olso | 14/04/1996 |
16 | Nhật Bản | 24/10/1995 | Hà Nội | 31/12/1995 |
17 | Đức | 16/10/1995 | Hà Nội | 27/12/1996 |
18 | Romania | 08/07/1995 | Hà Nội | 24/04/1996 |
19 | Malaysia | 07/09/1995 | Kuala Lumpur | 13/08/1996 |
20 | Lào | 14/01/1996 | Viêng Chăn | 30/09/1996 |
21 | Bỉ | 28/02/1996 | Hà Nội | 25/06/1999 |
22 | Luxembourg | 04/03/1996 | Hà Nội | 19/05/1998 |
23 | Uzbekistan | 28/03/1996 | Hà Nội | 16/08/1996 |
24 | Ukraine | 08/04/1996 | Hà Nội | 22/11/1996 |
25 | Thụy Sĩ | 06/05/1996 | Hà Nội | 12/10/1997 |
26 | Mông Cổ | 08/05/1996 | Ulan Bator | 11/10/1996 |
27 | Bulgaria | 24/04/1996 | Hà Nội | 14/10/1996 |
28 | Ý | 26/11/1996 | Hà Nội | 20/02/1999 |