Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc được cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng. Sau đây là danh sách văn phòng công chứng tại Hà Giang:
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng công chứng tại Hà Giang:
- Phòng Công chứng số 1
Địa chỉ: Phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Số CCV thuộc tổ chức hành nghề CC: 02
Họ và tên/ Năm sinh: Lê Thị Thu Huyền/1974; Mã Trọng Hưng/1984
- Văn phòng Công chứng Vị Xuyên
Địa chỉ: Phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Số CCV thuộc tổ chức hành nghề CC: 02
Họ và tên/ Năm sinh: Nguyễn Văn Thành/1962; Phạm Quang Vinh/1974
- Văn phòng Công chứng Trần Thị Nhàn
Địa chỉ: Thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Số CCV thuộc tổ chức hành nghề CC: 02
Họ và tên/ Năm sinh: Trần Thị Nhàn/1989; Nguyễn Văn Thắng/1962
- Văn phòng Công chứng Bắc Quang
Địa chỉ: Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Số CCV thuộc tổ chức hành nghề CC: 02
Họ và tên/ Năm sinh: Nguyễn Thị Thanh Tân/1977; Đỗ Ngọc Long/1975
- Văn phòng Công chứng Hoàng Việt Trung
Địa chỉ: Số nhà 247, đường Trần Phú, Tổ 21, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Số CCV thuộc tổ chức hành nghề CC: 02
Họ và tên/ Năm sinh: Nguyễn Thị Minh Thu/1980; Hoàng Việt Trung/1980
2. Tìm hiểu về Hội công chứng viên tỉnh Hà Giang:
Ngày thành lập: 06/06/2020
Quyết định thành lập: 2290/QĐ-UBND ngày 14/11/2019 của UBND tỉnh Hà Giang.
Ban chấp hành nhiệm kỳ I (2020-2023):
- Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch
Thông tin liên hệ:
- Email: [email protected] (Sở Tư pháp)
- Điện thoại: 02193.866.415 (Sở Tư pháp)
- Địa chỉ: Sở Tư pháp, Phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Giới thiệu:
Ngày 14/11/2019, Hội Công chứng viên tỉnh Hà Giang được thành lập theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh. Hội Công chứng viên tỉnh là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đại diện cho các công chứng viên đang hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh.
Hội được tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về công chứng, điều lệ Hội, Quy tắc đạo đức nghề công chứng của Hiệp Hội Công chứng viên Việt Nam; chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, phương tiện…
Ngày 06/06/2020, Ban Vận động Hội công chứng viên tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội Hội Công chứng viên lần thứ I, nhiệm kỳ 2020- 2023, đến dự Đại hội có đại diện Lãnh đạo Ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh; về phía Sở Tư pháp có bà Lại Thị Hương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang cùng tập thể lãnh đạo Sở; lãnh đạo các tổ chức tham mưu, nghiệp vụ; các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở; đại diện Hội công chứng viên Việt Nam có ông Tuấn ĐạoThanh, Chủ tịch Hiệp Hội công chứng Việt Nam; đại diện các Hội đặc thù và các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh và 09/11 đại biểu chính thức của Đại hội.
Đại hội đã ra bầu ra Ban Chấp hành hội và Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật của Hội Công chứng viên tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2020-2023
3. Quy định pháp luật về văn phòng công chứng:
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh; tại các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Chính phủ quy định danh mục các đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân và việc chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng tại các đơn vị hành chính cấp huyện này.
Tổ chức và hoạt động của văn phòng công chứng
Cụ thể tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về Văn phòng công chứng như sau:
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
- Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Quy định về thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
Căn cứ theo Điều 23 Luật Công chứng 2014 quy định về thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng như sau:
- Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao
quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng. - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
- Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ
hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
THAM KHẢO THÊM: