Đánh phụ nữ có thai gây thương tích bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh phụ nữ mang thai. Tội cố ý gây thương tích.
Đánh phụ nữ có thai gây thương tích bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh phụ nữ mang thai. Tội cố ý gây thương tích.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi luật sư. Tôi hiện đang sinh sống ở tỉnh Gia Lai. Hiện tôi đang mang thai hơn 8 tháng. Cách đây 1 tháng, một người đàn ông 30 tuổi, cùng bán hàng ở quán bên cạnh trong chợ, vô cớ chửi bới và đánh tôi. Dùng dép và tay đánh đập túi bụi vào đầu và người tôi. Sau đó tôi được đưa vào viện điều trị. Kết quả giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện là sưng nề nhiều vùng đầu và bụng đau. Người đó đánh tôi lần này là lần thứ 2. Lần đầu tiên cách đây hơn 1 năm, cũng vô cớ đánh vào đầu và người tôi. Lần đó tôi không trình báo công an. Từ đó tới nay người đó luôn chửi bới và đe dọa đánh tôi nhiều lần. Tôi rất sợ nên không dám nói gì. Tôi xin hỏi luật sư, trong trường hợp này làm thế nào tôi mới có thể bảo vệ mình? Người đánh tôi phải chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào? Làm cách nào để người này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? Xin chân thành cảm ơn Luật sư! Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn hiện đang mang thai 8 tháng, bị một người đàn ông vô cớ đánh đập gây thương tích vùng đầu và bị đau bụng. Trước tiên gia đình phải làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp quận/huyện về hành vi cố ý gây thương tích để yêu cầu được đi giám định tỷ lệ thương tích. Trên cơ sở kết quả giám định tỷ lệ thương tích, nếu tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng phạm tội đối với phụ nữ có thai thì đối tượng trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999:
"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
…;"
>>> Luật sư tư vấn pháp luật cố ý gây thương tích cho phụ nữ có thai: 1900.6568
Cấu thành tội cố ý gây thương tích như sau:
– Mặt khách quan: Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người đàn ông có hành vi chửi bới và đánh bạn vào đầu và người, có giấy chứng nhận giám định thương tích của bệnh viện là sưng nề nhiều vùng đầu và bụng đau
– Chủ thể: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Khách thể: Gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.
– Lỗi: Lỗi cố ý. Người đàn ông đã biết bạn đang có thai nhưng vẫn cố ý gây thương tích cho bạn (bạn đang có thai 8 tháng)
Do đó cần dựa trên tỷ lệ thương tật của bạn để xác định người đánh bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015, các chi phí bồi thường thiệt hại về sức khỏe bạn có quyền yêu cầu như sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.