Đánh nhau bị phạt như thế nào? Công an có quyền xử phạt mỗi người 3 triệu đồng khi có hành vi đánh nhau và lôi kéo đánh nhau không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư tôi muốn hỏi: Tôi và nhóm bạn có đi hát ở quán karaoke. Khi đang hát, bạn tôi ở ngoài cửa phòng có bị một nhóm thanh niên ở xã khác gây gổ và đánh bất ngờ làm bục đầu, phải khâu 5 mũi. Thấy vậy nhóm bạn tôi có chạy ra đánh trả, và có đánh một thanh niên bên kia bục đầu phải khâu 7 mũi. Tôi lúc đó đang ngủ trong phòng hát, khi có người gọi tôi có chạy ra, nhưng lúc đó anh chị chủ quán có đuổi hết ra ngoài cổng rồi khóa cửa, tôi đứng trong sân. Khi công an xã sang thì anh chị chủ quán mở cổng, tôi chạy ra, do thấy bạn tôi bị đánh đau nên tôi có tát thanh niên bên kia 1 cái (không phải người bục đầu, bên họ có 3 người), rồi tôi kéo thanh niên lên xe công an xã. Mấy ngày hôm sau chúng tôi bị công an đồn (công an vùng) gọi lên lấy lời khai. Rồi cho chúng tôi làm biên bản giải hòa, và biên bản từ chối giám định vết thương. Bên chúng tôi không kiện cáo gì bên kia. Công an đồn bắt phạt hành chính chúng tôi mỗi người 3 triệu (Bao gồm 7 người) và tôi nhẹ hơn thì 2tr5. Chúng tôi không đồng ý nên về, công an bảo hôm khác gọi tiếp. Thưa luật sư, công an giải quyết như vậy là đúng hay sai? Và chúng tôi bị phạt sẽ bị phạt ở mức bao nhiêu, theo nghị định nào? Và tôi đang vào đảng, đang trong thời gian theo dõi có bị ảnh hưởng gì không? xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo nội dung bạn trình bày hai bên có xảy ra va chạm và đánh nhau, đều gây thiệt hại cho cả hai bên. Tuy nhiên để đảm bảo hai bên tự giải quyết nên không yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật cũng như tự hòa giải.
Đối với trường hợp bên bạn nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ pháp lý áp dụng là Nghị định 167/2013/NĐ – CP:
Theo đó, với mỗi hành vi thực hiện sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
….
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
Luật sư
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
Dựa vào căn cứ trên, bạn có thể yêu cầu bên phía công an đưa ra căn cứ xử phạt, biên bản xử phạt để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp đó, nếu bạn đang trong thời gian theo dõi vào Đảng mà bị xử phạt sẽ ảnh hưởng đến việc xếp loại Đảng viên của bạn theo kết quả đánh giá của chi bộ sinh hoạt Đảng.
Mục lục bài viết
1. Xô xát đánh nhau, ai đúng ai sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 7/8/2013, tại nhà tôi có anh bạn tên P đến chơi có uống vài lon bia thì em tôi về. Do xô xát từ trước nên anh P xông ra đánh em tôi một cái nhưng tôi và gia đình đã can ngăn. Lúc đó anh Đ là anh ruột của anh P đi về thấy thế đã cùng P xông vào đánh em tôi. Tôi và gia đình tôi đã chạy ra bảo vệ em tôi và có xô xát với anh Đ và anh P. Hai anh này đã chạy về nhà cầm dao đến gây sự thì công an đến kịp thời giải quyết. Hậu quả là có anh P bị thương ở đầu. Xin luật sư cho biết trong sự việc này ai đúng ai sai và hướng giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất về vấn đề ai đúng ai sai, do dữ kiện, thông tin bạn đưa ra còn quá ít nên không thể có căn cứ để kết luận ai đúng ai sai. Theo tôi bạn nên đợi kết quả điều tra từ phía cơ quan điều tra hoặc Công an Xã. Cơ quan điều tra bằng nghiệp vụ của mình sẽ điều tra vụ việc để đưa ra kết luận chính xác về việc: Hành vi của em bạn là cố ý gây thương tích hay là hành động phòng vệ chính đáng?
Thứ hai, về thương tích của anh P, trước hết cần phải xác định xem tỷ lệ thương tật của anh P là bao nhiêu? Sau khi có kết quả giám định tỷ lệ thương tật, nếu tỷ lệ thương tật trên 11% thì em bạn phải chịu trách nhiệm hình sự . Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% em bạn sẽ chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật
Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
2. Hàng xóm đánh nhau bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư cho em hỏi, ba em đang ngồi thì bị 1 chị hàng xóm cố tình tạt nước vào người, trong lúc nóng giận, ba em đã dùng ghế đánh chị đó, 2 người đánh qua đánh lại thì bạn của Chị đó là người nước ngoài nhảy vào can và đánh ba em, ba em cũng đánh lại. Và bây giờ thì 2 người đó đòi kiện ba em. Vậy ba em có phạm tội gì không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, nếu tỷ lệ thương tật của người hàng xóm và bạn của người hàng xóm hoặc của bố bạn từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì người gây ra tỷ lệ thương tật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích cho người khác.
Nếu không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a. Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
… “
Ngoài ra, đối với người gây thiệt hại sẽ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015”.
3. Bị mất tài sản khi đánh nhau thì phải xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Xin luật sư cho biết là sự việc xảy ra giữa a và b. Vào năm ngoái a có đánh b gây thương tích sau đó đã giải quyết xong sự việc và có đền bù thỏa đáng. Vào năm này a và b cùng một số người của b gặp nhau tại quán Karaoke, vì nhớ lại chuyện cũ, b cùng đồng bọn đánh lại a để trả thù, sau đó a có chống cự lại. hai bên đều có thương tích nhẹ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sư. Bên a có mất một số đồ dùng cá nhân trị giá khoảng 7 triệu. Em là bên a. Xin quý luật sư cho em biết là em phải làm gì ạ. có nên ra công an trình báo không ạ? Xin cảm ơn quý Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Vì bạn không trình bày rõ bạn bị mất một số đồ dùng cá nhân có giá trị khoảng 7 triệu khi nào? Có liên quan đến bên b hay không? Do vậy có hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Để xem một hành vi phạm tội có cấu thành tội Trộm cắp tài sản hay không, cần xem xét các yếu tố sau:
– Về chủ thể: người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015” và không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
– Về khách thể: người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật. Hành vi của tội trộm cắp tài sản có đặc trưng là người phạm tội có hành vi lén lút, không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra.
– Mặt chủ quan: mục đích chiếm đoạt tài sản là bắt buộc, người phạm tội có lỗi cố ý đối với hành vi phạm tội. Động cơ không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành tội Trộm cắp tài sản.
– Mặt khách quan: đối tượng tác động là tài sản. Tài sản có thể là tài sản của chủ sở hữu hoặc của người chiếm hữu tài sản.
Như vậy, nếu người khác có hành vi lén lút lấy trộm đồ của bên a, không để cho bên a biết hành vi lấy trộm đồ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì được xác định là trộm cắp tài sản. Nếu trường hợp đáp ứng đủ các yếu tố nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”.
Trường hợp 2: Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cướp tài sản như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Yếu tố cấu thành tội cướp tài sản như sau:
– Mặt khách quan:
+ Hành vi dùng vũ lực: có thể dùng dao, kéo, vật nhọn hay đồ vật dọa đâm, giết người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ. Dùng vũ lực là tiền đề của việc chiếm đoạt tài sản cho nên dùng vũ lực phải có trước chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực có thể lén lút hoặc công khai, vũ lực của tội này có thể nhằm vào người có tài sản hoặc người xung quanh. Dùng vũ lực để thừa hưởng một lợi ích vật chất sau này thì không phải tội cướp tài sản. Vũ lực nhằm vào tài sản thì không cấu thành tội cướp tài sản. Ví dụ: cầm giao dí vào cổ dọa giết nếu không đưa tiền.
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất tác động vào tâm lý, tư tưởng, tinh thần làm tê liệt sự phản kháng của họ nhằm chiếm đoạt tài sản, đe dọa người bị hại nếu không giao nộp tài sản sẽ đâm, giết hoặc gây thương tích cho người bị hại hoặc tới người thân người bị hại. Ví dụ: dọa sẽ giết con trai nếu không giao tài sản.
+ Hành vi khác: làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, trường hợp này có tội phạm chưa đạt.
– Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi nêu trên kể cả có chiếm đoạt hay không.
– Mặt chủ quan của tội: lỗi cố ý trực tiếp, nhằm mực đích chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, người khác có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc là làm cho bên a lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản của bên a thì hành vi này được xác định là cướp tài sản. Và nếu đáp ứng đủ các yếu tố nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015”.
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn, bạn có thể làm đơn tố giác ra cơ quan có thẩm quyền theo Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
4. Các căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự khi đánh nhau
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn tôi có xích mích ở công ty gọi cho tôi xin số điện thoại một người khác sau đó tôi gọi lên bảo là lên công ty đón không sợ bạn bị đánh nhưng sau đó bạn tôi đánh nhau và bị tạm giam hỏi luật sư trong trường hợp này tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Điều 104 “
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
…”
Theo như thông tin bạn trình bày thì bạn của bạn đánh nhau và hiện tại đang bị tam giam. Tuy nhiên bạn không nói rõ là người bị bạn đánh có thương tích hay không, tỷ lệ thương tật là bao nhiêu nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác được. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây để biết được bạn mình có bị truy cứu trách nhiệm hay không. Cụ thể: Điều 104 “
– Một, bạn của bạn cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
+ Bạn của bạn dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
+ Hành vi của bạn bạn gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
+ Bạn của bạn phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
+ Bạn của bạn có hành vi gây thương tích đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
+ Có hành vi đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Có tổ chức;
+ Thuê người khác gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
+ Bạn của bạn có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
+ Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
– Hai, nếu tỷ lệ thương tật của người bị bạn của bạn đánh từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 “
– Ba, nếu bạn của bạn gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
– Còn nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Về việc tạm giam bạn của bạn: Trong trường hợp này nếu bạn của bạn đang bị tam giam để điều tra thì căn cứ theo Điều 120
– Đối với tội ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng và được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
– Đối với tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam để điều tra là không quá ba tháng. Và có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam để điều tra là không quá bốn tháng, có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam để điều tra là không quá bốn tháng. Được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng
Do trong trường hợp này chưa thể khẳng định được bạn của bạn thuộc trường hợp nào nên bạn chưa thể xác định thời hạn tạm giam bạn của bạn là bao lâu. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cụ thể xét thấy việc tạm giam bạn của bạn là không cần thiết (ví dụ: có biểu hiện thành khẩn khai báo, không có biểu hiện trốn tránh, việc điều tra đã xong…) thì cơ quan có thẩm quyền có thể cho bạn của bạn tại ngoại để điều tra.
Mặt khác, nếu tỷ lệ thương tật của người bị hại dưới 11% và không thuộc các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” thì bạn của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm e, Khoản 3 Điều 5
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
Ngoài ra, nếu bạn của bạn chỉ có hành vi đánh nhau thì bạn của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, bạn của bạn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi có hành vi đánh nhau.
5. Giải quyết vấn đề đánh nhau do xích mích
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Xin nhờ luật sư giải đáp giúp tôi ạ! Mẹ tôi và 1 người nữa có xích mích cải nhau. Lần 1: cô A cùng 3 người nữa, hùa nhau chặn đầu mẹ tôi hù dọa, uy hiếp đánh mẹ tôi khi mẹ tôi đi 1 mình. Nói những lời lẽ uy hiếp, dọa giết. Nhưng mẹ tôi né được. Lần 2: Cô A dẫn thêm 1 người cũng uy hiếp, đe dọa như thế.
Nên tôi đã đi tìm cô A đánh nhau, cả 2 bên đều trày sướt. Sau đó cô ta làm đơn kiện gửi lên trên, tố cáo và vu khống tôi thuê gian hồ đánh, cướp tiền bạc tài sản của cô ta? Vậy theo Luật sư thì cô A có phạm tội vu khống, uy hiếp đe dọa người khác hay không? Cơ quan mà cô ta đưa kiện thì không phải là nơi diễn ra vụ việc đánh nhau? Vậy xin hỏi luật sư là cơ quan đó có quyền xử lý và giải quyết vấn đề này không? Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi cách giải quyết vấn đề này ạ. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
Hành vi đe dọa ở đây qua hình thức như thế nào, nếu có những hành vi được coi là tội phạm trước hết phải có tính chất và mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Việc dọa “họ doạ nếu gặp bạn họ sẽ đánh bạn bằng sống dở chết dở” bạn phải có căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa đó có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Khi đó thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an cấp huyện (quận, thị xã) theo quy định tại Điều 133 Về tội đe dọa giết người của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
” 1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Về vấn đề vu khống:
Tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm thì người này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”.
Vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khác, nếu mức độ nguy hiểm hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự, theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vu khống như sau:
” 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”
Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội vu khống có các dấu hiệu sau:
Về hành vi:
+ Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tác để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…
+ Có hành vi lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc người khác biết rõ điều đó là bịa đặt đó (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
+ Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện thông qua viêc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố các họ trước cơ quan Nhà nước như : Công an, Viện Kiểm sát…mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện hành vi phạm tội đó.
Về hậu quả:
Trong trường hợp các hành vi nếu trên không nhằm mục đích xúc phạm danh dự người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cơ bản của tội này.
2. Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Cụ thể đối tượng của tội vu khống có thể bị xúc phạm danh dự, cũng có thể bị thiệt hại về tài sản hoặc những thiệt hại khác về tinh thần, về sức khỏe…nhưng chủ yếu thiệt hại về tinh thần (danh dự).
3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội vu khống biết rõ người mình những thông tin mình đưa, lan truyền, tố giác là không đúng sự thật nhưng đã đưa, loan truyền, tố giác các thông tin đúng sự thật đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự của người khác. Dấu hiệu mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội này.
Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích cho người khác:1900.6568
4. Chủ thể
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội vu khống, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó.
Như vậy, khi bạn muốn tố cáo các hành vi này buộc bạn phải có đủ căn cứ đưa ra và cơ quan công an sẽ tiếp nhận và giải quyết giúp bạn theo quy định của pháp luật.