Mua sắm tập trung là phương thức mua sắm đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, việc đẩy mạnh mua sắm tập trung là giải pháp tối ưu nhằm giảm thời gian, chi phí, tuy nhiên hoạt động này chỉ được áp dụng trong danh mục hàng hóa cho phép. Vậy danh mục hàng hóa phải mua sắm tập trung mới nhất gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Danh mục hàng hóa phải mua sắm tập trung mới nhất:
Mua sắm tập trung được biết đến là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi, mục đích chính của hoạt động này là để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Qúa trình mua sắm tập trung sẽ chỉ được thực hiện trong danh mục hàng hóa được cho phép. Hiện nay, tổng hợp những danh mục hàng hóa phải mua sắm tập trung được ghi nhận cụ thể tại Điều 53 Luật Đấu thầu năm 2023, như sau:
- Điều kiện để tiến hành hoạt động mua sắm tập trung gồm:
+ Liên quan đế số lượng và chủng loại hàng hóa cần mua sắm: Cá nhân khi tiến hành mua sắm thì những hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm phải là số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Đối với trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
+ Ngoài ra, hàng hóa phải thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều này thì mới được xác định là đủ điều kiện để mua sắm tập trung.
- Quy định về thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
Theo quy định hiện hành thì mỗi Bộ, cơ quan khác nhau sẽ có thẩm quyền thực hiện những công việc riêng biệt. Có thể kể đến thẩm quyền của những cá nhân như Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Cụ thể:
+ Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; ban hành tất cả các danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết;
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính trực tiếp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm a khoản này;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm). Những danh mục ban hành này cần phải thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 53 Luật này;
- Hình thức tiến hành mua sắm tập trung: Hình thức được áp dụng khi mua sắm tập trung đó là đấu thầu rộng rãi. Khi hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
Với quy định trên thì danh mục hàng hóa phải mua sắm tập trung bao gồm các hàng hóa sau:
+ Chỉ tiến hành mua bán hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Những loại hàng hóa được xếp vào nhóm thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết do Bộ Y tế ban hành;
+ Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia được ban hành bởi Bộ Tài chính;
+ Hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý cơ quan có thẩm quyền đã được trình bày.
2. Quy trình mua sắm tập trung được hướng dẫn như thế nào?
Theo nội dung tại Điều 89 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu thì việc mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 34 của Nghị định này, bao gồm các bước sau:
- Bước 1. Xác định khối lượng mua sắm:
Thông thường khi xác định khối lượng mua sắm tập trung thì sẽ căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ mà cá nhân tổ chức đã liệt kê thành danh mục và gửi đến đơn vị mua sắm tập trung. Ngoài ra, việc xác định khối lượng này cũng được các đơn vị mua sắm tập trung tự thực hiện để xác định khối lượng cần mua căn cứ khối lượng và số lượng sử dụng thực tế của kỳ mua sắm trước đó;
Đối với việc mua sắm tài sản theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trừ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế thì việc xác định khối lượng mua sắm tập trung sẽ căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ gửi nhu cầu đến đơn vị mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Khi đã xác định khối lượng mua sắm thì đơn vị mua sắm tập trung đàm phán giá có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu mua sắm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân (nếu có) và tổ chức mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế cho cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân như quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn;
- Bước 2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng không thể tự tổ chức thực hiện mà phải thực hiện theo quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Đấu thầu thì mới đảm bảo tính hợp lệ;
- Bước 3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thì tuân thủ các quy định tại Điều 26 và Điều 38 của Nghị định này;
- Bước 4. Đánh giá hồ sơ dự thầu:
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 hoặc các Điều 39, 40, 41, 42 và 43 của Nghị định này;
- Bước 5. Thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Khi việc mua sắm tập trung được diễn ra đến giai đoạn này thì việc trình thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu trong trường hợp nhà thầu có yêu cầu sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 31 và Điều 44 của Nghị định này;
- Bước 6. Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung:
Để có cơ sở ký kết thỏa thuận chung thì đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu trúng thầu có trách nhiệm hoàn thiện nội dung thỏa thuận khung theo quy định tại Điều 90 của Nghị định này.
Bản cam kết bảo đảm nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để hoàn thành công việc theo chất lượng và tiến độ thực hiện sẽ bắt buộc phải có nếu thuộc trường hợp một nhà thầu trúng nhiều phần của gói thầu hoặc trúng nhiều gói thầu khác nhau. Gía trị của bản cam kết này được coi là một phần của hợp đồng;
- Bước 7. Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu:
Nhà thầu đã ký kết thỏa thuận khung phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước hoặc cùng thời điểm hợp đồng có hiệu lực cho đơn vị có nhu cầu mua sắm. Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho từng đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc cho tổng số phần mà nhà thầu ký hợp đồng theo mẫu được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc mẫu khác được chủ đầu tư chấp thuận.
Còn trong trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không phải ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại điểm e khoản này.
- Bước 8. Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
3. Nguyên tắc mua sắm tập trung được quy định thế nào?
Trong lĩnh vực mua sắm tập trung thì cần tuân thủ về nguyên tắc để đảm bảo sự công bằng, minh bạch, và sự thống nhất trong quản lý, giải quyết những vấn đề xoay quanh hoạt động mua sắm. Tất cả các nguyên tắc này hiện được ghi nhận tại Điều 87 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Nguyên tắc mua bán thông qua đơn vị mua sắm tập trung: Khi có nhu cầu mua sắm tập trung thì phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đấu thầu.
Trong một số trường hợp mà đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì hoàn toàn có thể thuê
- Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung sử dụng thỏa thuận khung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung;
Trường hợp thỏa thuận khung còn hiệu lực mà ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 22, khoản 23 Điều 131 của Nghị định này.
THAM KHẢO THÊM: