Xác định loại tai nạn là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình xử lý tai nạn lao động. Vậy danh mục chấn thương xác định loại tai nạn lao động nặng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Danh mục chấn thương xác định loại tai nạn lao động nặng:
Danh mục chấn thương xác định loại tai nạn lao động nặng được quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo
Mã số | Tên chấn thương |
01 | Đầu, mặt, cổ |
011 | Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; |
012 | Dập não; |
013 | Máu tụ trong sọ |
014 | Vỡ sọ |
015 | Bị lột da đầu |
016 | Tổn thương đồng tử mắt; |
017 | Vỡ và dập các xương cuốn của sọ |
018 | Vỡ các xương hàm mặt; |
019 | Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; |
0110 | Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. |
02 | Ngực, bụng |
021 | Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; |
022 | Hội chứng chèn ép trung thất; |
023 | Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; |
024 | Gãy xương sườn; |
025 | Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; |
026 | Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; |
027 | Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; |
028 | Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống |
029 | Vỡ, trật xương sống |
0210 | Vỡ xương chậu; |
0211 | Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới |
0212 | Tổn thương cơ quan sinh dục. |
03 | Phần chi trên |
031 | Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; |
032 | Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; |
033 | Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân; |
034 | Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; |
035 | Trật, trẹo các khớp xương. |
04 | Phần chi dưới |
041 | Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; |
042 | Bị thương rộng khắp ở chi dưới; |
043 | Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón. |
05 | Bỏng |
051 | Bỏng độ 3; |
052 | Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; |
053 | Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; |
054 | Bỏng điện nặng; |
055 | Bị bỏng lạnh độ 3; |
056 | Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. |
06 | Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng |
061 | Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; |
062 | Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; |
063 | Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; |
064 | Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất; |
065 | Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; |
066 | Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký. |
2. Mục đích khi xác định loại tai nạn lao động nặng:
Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về phân loại tai nạn lao động, Điều này quy định về phân loại tai nạn lao động như sau:
– Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) chính là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chết ở tại nơi xảy ra tai nạn;
+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc là trong thời gian cấp cứu;
+ Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động đã gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp là mất tích.
– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) chính là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương đã nêu ở mục trên.
– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) chính là tai nạn lao động không thuộc trường hợp Tai nạn lao động làm chết người lao động hoặc là tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng.
Như vậy, tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là một trong những trường hợp để phân loại tai nạn lao động. Mục đích của việc xác định loại tai nạn lao động đó chính là để xác định trách nhiệm của chính doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến mỗi tai nạn lao động. Qua đó, doanh nghiệp có phương án đền bù, xử lý thỏa đáng đối với chính người lao động bị tai nạn lao động theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài việc xử lí hợp lí thì cũng cần phải hợp tình để tránh gây bức xúc từ người lao động và gia đình của họ. Đồng thời doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa để xây dựng về chính sách an toàn lao động trong doanh nghiệp từ đó tạo sự an tâm cho người lao động và ổn định sản xuất.
3. Việc phải làm sau khi xác định loại tai nạn lao động nặng:
Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động như sau:
– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc là làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn sẽ phải khai báo như sau:
+ Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đã xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
+ Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP
– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong những lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, những phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và những đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, ngoài việc phải thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành thì người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:
+ Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và cho Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền pháp luật quy định, trừ trường hợp các luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì sẽ phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
+ Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP
– Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo
+ Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc là bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc là người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây được gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
+ Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc là làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn sẽ phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu pháp luật quy định.
Qua các quy định có thể khẳng định được rằng việc phải làm của doanh nghiệp sau khi xác định loại tai nạn lao động nặng đó chính là khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc là qua điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đã xảy ra tai nạn (áp dụng đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động.