Những quy định chung của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) còn điểm gì chưa hoàn thiện?
Thứ nhất, pháp luật đầu tư hiện nay không bắt buộc chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh phải là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh. Điều này được thể hiện trong quy định chung về nhà đầu tư bao gồm: “hộ kinh doanh và cá nhân” (khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2005). Như ta đã biết, chủ thể của hợp đông hợp tác kinh doanh không bắt buộc phải là cá nhân kinh doanh. Mặt khác, các điều khoản về hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ thẩm tra đầu tư, văn bản xác định tư cách pháp lý của cá nhân là hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân. Tuy nhiên, nội dung này của pháp luật đầu tư có phần mâu thuân với phấp luật về doanh nghiệp. Theo đó, người thực hiện hành vi kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh phải đúng ngành nghề đã đăng ký. Nếu theo đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp thì quan hệ đầu tư theo hợp đồng BBC phải phù hợp với đăng ký ngành nghề kinh doanh của các bên. Đây là sự thiếu thống nhất giữa pháp luật doanh nghiệp và luật đầu tư.
Thứ hai, một trong những khó khăn mà dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh đang tồn tại là việc các nhà đầu tư không thống nhất thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án. Khi đó, các nhà đầu tư phải nhân danh chính mình tiến hành hoạt động đầu tư. Tuy nhiên nếu dự án cần giao dịch với bên thứ ba thì nhà đầu tư nào sẽ có thẩm quyền đại diện cho tất cả các bên hợp doanh? Nếu nhà đầu tư dùng tư cách độc lập của mình để giao dịch nhằm phục vụ cho dự án chung mà xảy ra các vấn đề rủi ro không mong muốn thì nghĩa vụ của các nhà đầu tư còn lại như thế nào, có phải chịu trách nhiệm Iiên đới không? Những nội dung này các bên có thể thỏa thuận thêm trong hợp đồng BCC. Pháp luật cũng đã có quy định về vấn đề này, tuy nhiên chưa thực sự rõ ràng. Vì vậy mà pháp luật cần có sự định hướng để các bên dễ thoả thuận thống nhất và là cơ sở để giải quyết nếu phát sinh các tranh chấp.
>>> Luật sư
Thứ ba, quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, chưa có một văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh như theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
Thứ tư, giấy chứng nhận đầu tư được quy định cấp cho dự án đầu tư, nhưng dự án đầu tư mới chỉ là đề xuất góp vốn và thuyết minh hoạt động đầu tư trên lý thuyết. Do đó quá trình này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và chưa có tính thực tiên. Pháp luật quy định: “Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư” (Khoản 2 Điều 64 Luật Đầu tư 2005). Quy định này cho thấy sự thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật. Vì nếu như đối với dự án phải thẩm tra, sau khi cơ quan Nhà nước thẩm tra và xem xét các báo cáo thì nhà nước đã cho các nhà đầu tư biết được tính khả thi của dự án ngay từ giai đoạn đầu để quyết định có đầu tư hay không?