Đảng viên có bị kỷ luật khi sinh con thứ 3 không? Đảng viên sinh con thứ ba bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Đảng viên có bị kỷ luật khi sinh con thứ 3 không? Đảng viên sinh con thứ ba bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Căn cứ
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 181/2013/QĐ-TW;
– Quyết định số 162 – QĐBT;
– Hướng dẫn số 09 – HD/UBKTTW.
2. Luật sư tư vấn:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP không quy định về việc xử lý kỷ luật với Đảng viên sinh con thứ ba hay xử phạt hành chính hành vi sinh con thứ ba.
Đến thời điểm hiện tại, Quyết định số 181/2013/QĐ-TW của Ban chấp hành trung ương Quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 09 – HD/UBKTTW của Uỷ ban kiểm tra trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 181 – QĐ/TW vẫn còn hiệu lực. Vì thế, đối với trường hợp Đảng viên sinh con thứ ba được áp dụng quy định tại hai văn bản nêu trên.
Theo Khoản 1 Điều 26 Quyết định số 181/ 2013/QĐ-TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định:
“Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: …..”
Căn cứ Điểm c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn số 09 – HD/UBKTTW của Uỷ ban kiểm tra trung ương quy định về những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giam định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
– Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162 – QĐBT, ngày 18 -10 -1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”)”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn số 09/HD/UBKTTW thì bạn được phép sinh con thứ ba mà không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nếu bạn không thuộc các trường hợp đó mà vẫn sinh con thứ ba, bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quyết định số 181 – QĐ/TW.