Vậy tôi muốn hỏi tôi có thể kiện tờ báo đó được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Một bài báo đăng tải thông tin với nội dung liên quan đến hành vi gây thương tích cho vợ tôi, tuy nhiên trong nội dung bài báo lại đăng thông tin với tên của bố tôi nhưng ngày tháng năm sinh lại là của tôi. Vậy tôi muốn hỏi tôi có thể kiện tờ báo đó được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vấn đề quyền dân sự của công dân được pháp luật quy định và bảo vệ thực hiện như sau:
“Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Điều 9. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
a) Công nhận quyền dân sự của mình;
b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại”.
Theo đó, khi quyền dân sự của bạn bị xâm phạm bạn có quyền tự bảo vệ theo quy định pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc xin lỗi, cải chính công khai việc đăng tải thông tin sai sự thật.
Đồng thời Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí cũng quy định:
4.Điều 9 được sửa đổi, bổ sung:
“Điều 9. Cải chính trên báo chí
1.Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổchức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính,xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơquan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luậnđó.
2.Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trênbáo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vukhống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểucủa tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình’.
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp bạn cần yêu cầu đơn vị báo chí đã đăng tải thông tin không chính xác tiến hành xin lỗi và cải cải thông tin hoặc có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm.
Theo đó, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đã quy định về các mức xử phạt việc đăng tải thông tin không chính xác trên báo chí:
“- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với việc đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với việc đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với việc đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng;
>>> Luật sư
Bạn có thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định để được xem xét giải quyêt: Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Trong trường hợp bạn muốn cơ quan báo chí phải bồi thường, bạn có thể làm thủ tục khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Tại Điều 25 đã xác định thẩm quyền của Tòa án như sau: Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.