Đăng ký tài sản là việc cơ quan có thẩm quyền ghi nhân thông tin cũng như xác lập quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với tài sản. Vậy đăng ký tài sản là gì? Quy định pháp luật về đăng ký tài sản?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký tài sản là gì?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, tài sản sẽ bao gồm động sản và bất động sản.
Cụ thể tài sản bất động sản cũng sẽ bao gồm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Đăng ký tài sản thực tế được hiểu là việc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục pháp lý ghi nhận tài sản đó thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức nào, hình thức thể hiện có thể thông qua Giấy chứng nhận như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,…
2. Quy định pháp luật về đăng ký tài sản?
Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật dân sự 2015, việc đăng ký tài sản được thực hiện như sau:
– Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản: thực hiện đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
– Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản: theo quy định sẽ không phải thực hiện đăng ký, ngoại trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
Lưu ý: việc đăng ký tài sản sẽ phải được thực hiện một cách công khai.
3. Những loại tài sản nào bắt buộc phải đăng ký:
Thứ nhất, tài sản là bất động sản:
Nhà nước quy định bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật đối với những tài sản là bất động sản, cụ thể là: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác.
Thứ hai, tài sản là động sản:
Như mục 2 đã phân tích, động sản sẽ không phải thực hiện thủ tục đăng ký, tuy nhiên ngoại trừ các trường hợp bao gồm:
– Loại phương tiện nội thủy:
Căn cứ Điều 24 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, đối với phương tiện nội thủy phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, cụ thể áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa.
– Tàu biển:
Căn cứ Điều 19 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH 2018 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định các loại tàu biển sau đây buộc phải thực hiện đăng ký, gồm:
+ Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên.
+ Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên.
+ Loại tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển trên, tuy nhiên hoạt động tuyến nước ngoài.
– Phương tiện là tàu cá:
Theo quy định, phải thực hiện đăng ký tàu cá bao gồm:
+ Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên. Nếu dưới 12 mét thì phải lắp đặt trang thiết bị an toàn khi hoạt động.
+ Tàu công vụ thuỷ sản phải đăng kiểm.
(căn cứ Điều 13 Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT)
– Xe máy, xe ô tô:
Theo quy định về Giao thông đường bộ, các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như xe máy, xe ô tô phải buộc thực hiện đăng ký xe. o đó, xe ô tô, xe máy nói riêng, các phương tiện giao thông đường bộ nói chung phải được đăng ký theo quy định của pháp luật.
– Phương tiện giao thông đường sắt:
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 14/2023/TT-BGTVT quy định phải thực hiện đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định đối với các phương tiện nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi đưa vào khai thác, vận dụng trên đường sắt.
– Tàu bay:
Căn cứ Điều 14
– Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
Khi cá nhân, tổ chức muốn sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ thì phải thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ).
4. Trình tự, thủ tục đăng ký bất động sản:
Việc đăng ký bất động sản, cụ thể là nhà đất sẽ được ghi nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu số 04a/ĐK).
– Bản sao chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
– Giấy tờ về miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có).
– Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18
– Một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 31
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ trên, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại:
– Nếu có nhu cầu thì nộp tại Ủy ban nhân dẫn cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Hoặc nộp tại bộ phận một cửa đối với những địa phương đã thành lập bộ phận một cửa.
– Địa phương chưa thành lập một phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đất đai , cụ thể là Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ: người tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và đưa phiếu hẹn cho người nộp hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ: cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Thời hạn giải quyết là trong 03 ngày.
– Sau đó, cá nhân, hộ gia đình thực hiện nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế.
– Hoàn thiện hồ sơ, Giấy chứng nhận sẽ được trao cho người dân trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong thủ tục.
Lưu ý:
Thời gian giải quyết sẽ là không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Tuy nhiên đối với những xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thời gian thực hiện không được quá 40 ngày.
Cá nhân, hộ gia đình cũng cần lưu ý thời gian sẽ không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Một trong những vấn đề khác cũng cần lưu ý là chi phí để đăng ký bất động sản, theo quy định tùy từng phần đất, cá nhân, hộ gia đình sẽ phải nộp đầy đủ các khoản tiền theo quy định như: Tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí làm bìa sổ theo quy định.
Với những trường hợp cá nhân, hộ gia đình có thuê dịch vụ làm Sổ đỏ bên ngoài, sẽ phải chi thêm cả khoản phí dịch vụ cho các cá nhân, đơn vị làm dịch vụ.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH 2018 Bộ luật hàng hải Việt Nam.
Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014.
Luật Thủy sản năm 2017.
Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.
Thông tư số 14/2023/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.