Quy định về điều kiện kinh doanh cơ sở sản xuất, chế biến gỗ? Quyền thành lập và đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh sản xuất gỗ?
Khi Muốn thành lập Doanh nghiệp hợp pháp, nhanh chóng, và hợp pháp đối với từng loại lĩnh vực, cụ thể hôm nay chung tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ? Điều kiện đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ được quy định như thế nào và Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh sản xuất gỗ theo quy định. Hãy theo dỗi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết về nội dung này.
Luật sư
1. Quy định về điều kiện kinh doanh cơ sở sản xuất, chế biến gỗ
1.1. Địa chỉ công ty chế biến gỗ
– Đối với Các công ty chế biến gỗ thì cần có địa chỉ kinh doanh để thực hiện đăng ký kinh doanh và có Địa chỉ công ty chế biến gỗ phải tuân thủ quy định chung, Lưu ý không sử dụng nhà chung cư hoặc tập thể làm địa chỉ công ty.
– Các doanh nghiệp có thể sử dụng một căn nhà riêng với giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc thuê văn phòng để thành lập địa chỉ công ty và Địa chỉ của công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam có số nhà, tên con hẻm, quận, huyện, thành phố chi tiết, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả làm địa chỉ của công ty chế biến gỗ trong mọi trường hợp.
1.2. Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp chế biến gỗ
– Doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ theo khả năng của công ty và điều kiện của công ty căn cứ tùy theo quy chế đăng ký kinh doanh.
– Trong Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, theo đường dây kinh doanh đòi hỏi vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ thì cần đăng ký vốn điều lệ theo quy định về vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định, Hoặc đăng ký thêm Nhưng lưu ý không ít hơn vốn pháp định.
– Đối với doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không yêu cầu vốn thì có thể đăng ký khai báo vốn điều lệ tùy theo nhu cầu hoặc tài chính của công ty cho hợp lý.
1.3. Tên của công ty chế biến gỗ
– Đối với Tên của công ty chế biến gỗ có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt với các tên khác nhau. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về tên Cơ sở của họ trước tiên để tránh tên không hợp lệ khi đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Tên công ty chế biến gỗ phải bảo đảm các yêu cầu như không bị nhân đôi, không nhầm lẫn và không giống với bất kỳ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó theo quy định.
– Tên công ty chế biến gỗ bị cấm sử dụng tên của cơ quan nhà nước và đơn vị vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị -xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức, tổ chức, tổ chức, tổ chức, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1.4. Đăng ký kinh doanh chế biến gỗ
– Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh phải phù hợp và áp dụng mã số công nghiệp sửa đổi để thực hiện kinh doanh chế biến gỗ đúng quy định.
– Trong Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh theo quy định thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh và áp dụng giấy phép đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh để có thể hoạt động.
– Nếu Tróng trường hợp doanh nghiệp có kinh doanh trong một ngành không yêu cầu điều kiện thì không cần phải chuẩn bị cho các điều kiện công nghiệp và có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép hoạt động
– Phải Xem xét chọn loại doanh nghiệp phù hợp với Các công ty chế biến gỗ – cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp cho công ty của họ. Hiện nay, có các loại hình kinh doanh phổ biến như sau: công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 trở lên, hợp danh và công ty cổ phần dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quyền thành lập và đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ
2.1. Quyền thành lập Doanh nghiệp:
– Căn cứ Tại Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
2.2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
– Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2.3. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh cơ sở sản xuất, chế biến gỗ
3.1. Đối với trường hợp ngành nghề của bạn, bạn sản xuất với quy mô nhỏ thì thông thường bạn đăng ký theo phương thức hộ kinh doanh cá thể hoặc hộ gia đình.
Trong trường hợp này thì bạn sẽ lên UBND cấp huyện làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
– Chứng minh thư nhân dân
– Giấy tờ chứng minh trụ sở kinh doanh.
Sau khi tiến hành đăng ký kinh doanh xong thì bạn cần chú ý một số vấn đề về thuế bao gồm:
– Thuế môn bài: nộp một lần/năm
– Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân dựa trên doanh thu của cơ sở của bạn. Tuy nhiên, nếu doanh thu đạt dưới 100 triệu/năm thì bạn sẽ không phải nộp hai loại thuế này. Chỉ phải nộp hai loại thuế này nếu doanh thu đạt trên 100 triệu/năm.
Mặt khác, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh của bạn là kinh doanh đồ gỗ nên việc vận chuyển hay thu mua đồ gỗ thì bạn cần xin giấy phép của kiểm lâm hoặc cơ quan quản lý về vấn đề này.
3.2. Đối với Trường hợp một cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp
– Trường hợp này có hai sự lựa chọn cho chủ sở hữu đó là thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH một thành viên.
– Về vấn đề trách nhiệm đối với các hoạt động của doanh nghiệp sau đây:
+ Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty và tại đây có sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty nên trong quá trình kinh doanh chủ sở hữu hạn chế được rủi ro nhất định.
+ Doanh nghiệp tư nhân do không được trao tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của doanh nghiệp theo quy định và sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và công ty là không có dẫn đến khi doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính, dẫn toi chủ sở hữu phải sử dụng tài sản của chính mình để chịu trách nhiệm và trong trường hợp này có thể coi là một hạn chế của doanh nghiệp tư nhân so với Công ty TNHH một thành viên theo quy định.
3.3. Trường hợp một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp :
Trường hợp một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp thì chỉ được thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân vì doanh nghiệp tư nhân phải do một cá nhân làm chủ sở hữu.
3.4. Trường hợp nhiều cá nhân/tổ chức cùng thành lập doanh nghiệp
Trong trường hợp này có hai sự lựa chọn cho các cá nhân/tổ chức tham gia góp vốn đó là thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần và Công ty cổ phần thì yêu cầu tối thiểu 3 thành viên tham gia góp vốn và đây là loại hình có mô hình quản trị chặt chẽ hiệu quả nhất.
sau đó chuẩn bị những thông tin về tên công ty, trụ sở chính và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và người đại diện theo pháp luật và các sáng lập viên. Cụ thể về ngành nghề kinh doanh là điều mà doanh nghiệp quan tâm nhất, khi thành lập công ty chế biến gỗ thì những ngành nghề cần đăng ký dưới đây:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Khai thác gỗ | 0221 |
2. | Khai thác lâm sản khác trừ gỗ | 0222 |
3. | Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ | 1610 |
4. | Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác | 1621 |
5. | Sản xuất đồ gỗ xây dựng | 1622 |
6. | Sản xuất bao bì bằng gỗ | 1623 |
7. | Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện | 1629 |
8. | Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế | 3100 |
9. | Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống | 4620 |
10. | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Chi tiết: – Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và nội thất tương tự | 4649 |
11. | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng | 4663 |
12. | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến | 4663 |
13. | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh | 4759 |
14. | Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh | 4773 |
Trên đây là bài viết chúng tôi cung cấp thông tin tư vấn về nội dung Điều kiện đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.