Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu

Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện (01/TĐ-GTGT)

  • 13/09/202213/09/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    13/09/2022
    Biểu mẫu
    0

    Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện là gì? Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện? Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện? Quy định về thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện?

      Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành quy định về thuế giá trị gia tăng thì các mặt hàng như hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng thì loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chi trả. Đối với các cơ sở sản xuất điện thì cũng phải nộp thuế giá trị gia tăng. Vậy mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện là gì?

      Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

      Cơ sở pháp lý:

      – Luật Thuế giá trị gia tăng 2018;

      – Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện là gì?
      • 2 2. Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện:
      • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện:
      • 4 4. Một số quy định về thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện:
        • 4.1 4.1. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng:
        • 4.2 4.2. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

      1. Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện là gì?

      Theo như quy định của pháp luật tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định thuế giá trị gia tăng được quy định dưới góc độ pháp lý là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

      Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

      Theo cách hiểu thông thường, Thuế giá trị gia tăng có thể được hiểu sơ khai nhất là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

      Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện là  mẫu văn bản  của cơ sở sản xuất điện dùng để khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện đối với các cơ quan có thẩm quyền. Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện bao gồm các nội dung về thông tin kỳ nộp thuế giá trị gia tăng, thông tin về lần nộp thuế giá trị gia tăng, thông tin của người đăng ký thuế, thông tin của đại lý thuế,…

      Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện được các cơ sở sản xuất điện dùng để kê khai thuế giá trị gia tăng của cơ sở mình đối với các cơ quan có thẩm quyền về việc nộp thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng là sản xuất điện.

      2. Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      PHỤ LỤC

      BẢNG PHÂN BỔ SỐ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG PHẢI NỘP

      CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY ĐIỆN CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG

      (Kèm theo tờ khai thuế GTGT số…….. ngày…….)

      [01] Kỳ tính thuế: Tháng……… Năm ………

      [02] Lần đầu:  [    ]     [03] Bổ sung lần thứ: [    ]

      [04] Tên người nộp thuế: …

                   [05] Mã số thuế:

      [06] Địa chỉ: …

      [07] Quận/huyện: … [08] Tỉnh/thành phố: …

      [09] Điện thoại: …[10] Fax: …[11] Email: …

       

      [12] Tên đại lý thuế (nếu có): …

                   [13] Mã số thuế:

      [14] Địa chỉ: …

      [15] Quận/huyện: … [16] Tỉnh/thành phố:…

      [17] Điện thoại: …  [18] Fax: … [19] Email:  ….

      [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số …ngày …

                                                                                              Đơn vị tiền: đồng Việt Nam                                                                                 

      STT Chỉ tiêu  

      Tỷ lệ phân bổ (%)

       

       

      Số thuế phải nộp

       

      1

       

      Số thuế GTGT phải nộp của Nhà máy thủy điện X

      – Nộp tại địa phương A

      – Nộp tại địa phương B

      …

       

      …

       

       

      …

       

      2 Số thuế GTGT phải nộp của Nhà máy thủy điện Y

      – Nộp tại địa phương C

      – Nộp tại địa phương D

      …

       

      …

       

       

      …

       

      3 …

      NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

      Họ và tên:…….

      Chứng chỉ hành nghề số:……

                                                                                       Ngày …….tháng …….năm …….

      NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

      ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

      Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu

      3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện:

      – Địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị;

      – Ghi rõ thông tin về kỳ tính thuế giá trị gia tăng;

      – Ghi rõ thông tin 6về lần nộp thuế giá trị gia tăng.

      4. Một số quy định về thuế giá trị gia tăng dành cho các cơ sở sản xuất điện:

      Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện kê khai số thuế GTGt theo Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC, kê khai thuế GTGT phát sinh phải nộp của hoạt động sản xuất thủy điện vào phụ lục Bảng kê số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-1/TĐ-GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC . Số thuế GTGT phát sinh phải nộp của hoạt động sản xuất thủy điện được xác định bằng số thuế GTGT đầu ra (-) số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất thủy điện. Số thuế GTGT đã nộp (theo chứng từ nộp thuế) của hoạt động sản xuất thủy điện được trừ vào số thuế GTGT phải nộp theo Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT của cơ sở sản xuất thủy điện.Cơ sở sản xuất thủy điệnkê khai thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở và nộp thuế GTGT vào kho bạc địa phương nơi có nhà máy thủy điện

      4.1. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng:

      Thuế GTGT là một loại thuế độc lập. Thuế GTGT có những đặc điểm sau:

      Là loại thuế gián thu :Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến  khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.

      Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn:  Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

      Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ: Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

      Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế:  Như đã nói ở trên, thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.

      4.2. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

      4.2.1. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu:

      Dù là doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý hoặc theo từng lần phát sinh bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu thì đều phải chuẩn bị các tài liệu hồ sơ như Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

      4.2.2. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên thuế GTGT:

      Đối tượng khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là các doanh nghiệp có hoạt động mua, và bán, chế tác vàng, bạc, đá quý. Hồ sơ khai thuế GTGT đối với các doanh nghiệp này là Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

      Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

      Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là:

      1. Tờ khai thuế GTGT (theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC);

      Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc tại địa phương khác nơi đóng trụ sở chính thì còn phải bổ sung thêm:

      2. Bảng tổng hợp số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (nếu có) (theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC).

      3. Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có) (theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC).

      4. Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh (nếu có) (theo mẫu số 01-7/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC).

      Thời gian nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp chậm nhất là Ngày 20 của tháng sau.đối với khai thuế hàng tháng theo quy định, Khai thuế theo Quý thì thời gian là Ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau, Khai thuế theo từng lần phát sinh thì thoi gian từ Ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế.

      Nơi thực hiện: cơ quan thuế quản lý nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

      Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán độc lập thì tự thực hiện kê khai tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi sản xuất kinh doanh và trong Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai thuế cho cơ sở sản xuất kinh doanh đó tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cơ sở sản xuất

        Mẫu tờ khai

        Tờ khai thuế


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Tờ khai thuế tiếng Anh là gì?

        Tờ khai thuế tiếng anh là gì? Các vấn đề pháp lý liên quan đến Thuế, một số thông tin quan trọng bạn cần nắm để đảm bảo tính ứng dụng trong cuộc sống của bạn và gia đình.

        ảnh chủ đề

        Hướng dẫn điền tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

        Việc kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cần có sự tìm hiểu từ trước để điền một cách cẩn trọng từ đó đảm bảo quyền và lợi ích chung của người kê khai. Dưới đây là hướng dẫn điền tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

        ảnh chủ đề

        Cách sửa lỗi không in được tờ khai thuế trên iTaxViewer

        iTaxViewer là một phần mềm miễn phí được phát triển bởi Tổng cục Thuế Việt Nam, giúp người dùng xem và in các báo cáo thuế của mình một cách dễ dàng và thuận tiện. Dưới đây là hướng dẫn cách khắc phục lỗi không in được tờ khai thuế trên iTaxViewer.

        ảnh chủ đề

        Tổng hợp các mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân mới nhất

        Thuế TNCN là gì? Tổng hợp mẫu tờ khai thuế TNCN mới nhất 2022? Tổng hợp mẫu tờ khai thuế TNCN mới nhất theo Thông tư 80/2022/TT-BTC? Mẫu tờ khai quyết toán thuế TNCN mới nhất? Đối tượng cần nộp tờ khai thuế TNCN? Cách tính thuế TNCN?

        ảnh chủ đề

        Tờ khai thuế là gì? Cách nộp tờ khai thuế qua mạng trực tuyến mới nhất?

        Tờ khai thuế là gì? Cách nộp hồ sơ thuế qua mạng trực tuyến? Trình tự đăng ký kê khai thuế?

        ảnh chủ đề

        Mức phạt kê khai sai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng tiền thuế

        Mức phạt kê khai sai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng tiền thuế là gì? Mức phạt đối với hành vi kê khai sai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng đến tiền thuế?

        ảnh chủ đề

        Liên hợp hóa sản xuất là gì? Các hình thức và điều kiện thành lập

        Liên hợp hóa sản xuất là gì? Liên hợp hóa sản xuất trong tiếng Anh là Production Conjugate. Các hình thức? Đều kiện thành lập?

        ảnh chủ đề

        Phương thức sản xuất là gì? Phân loại và ví dụ thực tế mới nhất?

        Phương thức sản xuất là gì? Phân loại phương thức sản xuất và ví dụ thực tế mới nhất? Vai trò của phương thức sản xuất?

        ảnh chủ đề

        Mẫu tờ khai đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ I-VAN (06/NG-IVAN)

        Dịch vụ I-VAN là một dịch vụ phổ biến hiện nay khi nó cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội. Khi muốn sử dụng dịch vụ I-VAN thì chủ thể muốn sử dụng phải đăng ký, khi muốn ngừng sử dụng dịch vụ I-VAN thì cần phải có Tờ khai đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ I-VAN. Vậy mẫu Tờ khai đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ I-VAN có các nội dung nào?

        ảnh chủ đề

        Mẫu bản giải trình tờ khai thuế GTGT (mẫu số 02A/GTGT) mới nhất

        Có rất nhiều các biểu mẫu được bản hành để đảm bảo quá trình khai thuế được diễn ra chính xác và thuận lợi. Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng là một trong số đó. Vậy, bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|529828|
        "