Tại Bộ Luật Dân sự 2015 đã ghi nhận đăng ký khai sinh, khai tử là quyền của một cá nhân. Vậy, đăng ký khai tử đối với người chết trong trại giam, tạm giam diễn ra như thế nào? Hồ sơ thực hiện khai tử bao gồm giấy tờ gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cơ quan nào có trách nhiệm đăng ký khai tử khi phạm nhân chết tại trại giam?
- 2 2. Thời hạn nhận lại hài cốt, tử thi của phạm nhân mất tại trại giam?
- 3 3. Hồ sơ đăng ký khai tử:
- 4 4. Trình tự, thủ tục tiến hành khai tử:
- 5 5. Phạm nhân chết tại trại giam thì việc chấp hành án phạt tù giải quyết như thế nào?
1. Cơ quan nào có trách nhiệm đăng ký khai tử khi phạm nhân chết tại trại giam?
Hiện nay không ít các trường hợp phạm nhân ở trong trại giam, tạm giam mất đột ngột vì nhiều những lý do khác nhau. Nhà nước đã quy định vấn đề khai tử cho phạm nhân khi chết tại các cơ sở này. Căn cứ vào Điều 56 Luật thi hành án hình sự 2019 về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau:
– Trong quá trình đang sinh sống trong trại giam, tạm giam mà phạm nhân chết thì Cơ quan Thi hành án hình sự, Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh chữa bệnh của nhà nước có trách nhiệm báo cáo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát Quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định rõ nguyên nhân.
– Trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện phải thực hiện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân đó chết và thông báo cho nhân thân được biết các thông tin này hoặc những đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng;
– Trong một số trường hợp phạm nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì phải gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện;
Đối với trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì giám thị trại giam phải nhanh chóng báo cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát Quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân tử vong để xác định rõ nguyên nhân vì sao dẫn đến cái chết; bên cạnh đó phải báo cáo đến Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao. Mục đích của việc này là để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch được biết các thông tin cơ bản về vấn đề tử vong của phạm nhân.
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền thì khi có sự phê duyệt cho phép thì trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng.
Như vậy với những quy định nêu trên trong trường hợp phạm nhân chết có thể là phạm nhân có quốc tịch Việt Nam thì trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện phải làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết. Trong trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài thì giám thị trại giam phải báo ngay cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thông báo cho cơ quan đại diện nhà nước mà người đó có mang quốc tịch viết các thông tin. Sau đó mới đến hành việc làm thủ tục mai táng.
2. Thời hạn nhận lại hài cốt, tử thi của phạm nhân mất tại trại giam?
Việc nhận lại hài cốt tử thi của phạm nhân mất tại trại giam, tạm giam được nhà nước ghi nhận tại khoản 3 Điều 56 cụ thể như sau:
Trường hợp các nhân thân hoặc đại diện của phạm nhân mong muốn đưa hài cốt tử thi của phạm nhân để về an táng thì phải làm đơn đề nghị được nhận tự thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu các chi phí.
Sau khi tiếp nhận đơn đề nghị được nhận tự thi hoặc hài cốt của phạm nhân thì trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự, Công an huyện có thể xem xét giải quyết. Có một số trường hợp đơn đề nghị này sẽ không được chấp nhận nếu có căn cứ cho rằng việc làm đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
Thời hạn để việc nhận hài cốt được diễn ra sau trong khoảng thời gian sau 3 năm kể từ ngày thực hiện mai táng. Đặc biệt đối với những phạm nhân là người nước ngoài mất tại đây thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét và quyết định.
3. Hồ sơ đăng ký khai tử:
Đối với các trường hợp phạm nhân mất tại trại giam, tạm giam thì người đại diện của người đã mất cần chuẩn bị những thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 1 Nghị định số 06/2012 NĐ-CP, như sau:
Thứ nhất, cần có giấy báo tự do thủ trưởng của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc nơi tạm giữ cấp cho thân nhân người mất để đi khai tử ( giấy này thường được sử dụng là bản chính)
– Thứ hai, người đi đăng ký khai tử phải mang theo một bản sao có chứng thực Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của mình còn thời hạn sử dụng;
– Thứ ba, sổ đăng ký tạm trú của người chết (nếu có) thì cần mang theo một bản sao có chứng thực.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành khai tử:
Bước 1: Nhân thân hoặc người đại diện của phạm nhân chết chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo hướng dẫn tại mục 3 của bài viết này.
Bước 2: Sau khi hoàn thành đầy đủ các hồ sơ thì gửi bộ hồ sơ này đến Ủy ban nhân dân xã nơi mà phạm nhân chết thường trú trước đây.
Bước 3: Xử lý hồ sơ của các cá nhân đại diện:
Sau khi nhận đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp- hộ tịch của Ủy ban nhân dân xã tiến hành ghi thông tin vào sổ đăng ký khai tử và bản chính giấy chứng tử. Sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy chứng tử. Nếu có nhu cầu cấp bản sao giấy chứng tử thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ thực hiện theo yêu cầu của người đi khai tử. Trong trường hợp từ chối việc cấp bản sao phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp phạm nhân chết tại trại giam nhưng không có nhân thân thì giấy báo tử được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử thì Ủy ban nhân dân đăng ký khai tử bình thường.
Bước 4. Thực hiện trả kết quả:
Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của ủy ban nhân dân cấp xã các cá nhân đến trực tiếp tại bộ phận này để nhận giấy chứng tử. Thời gian để được ủy ban nhân dân xã trả kết quả là từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần trực các ngày nghỉ lễ Tết theo quy định.
Như vậy việc khai tử là quyền của các cá nhân được ghi nhận trong Điều 30 Bộ luật dân sự 2015, theo đó khẳng định cá nhân chết phải được khai tử.
Trình tự, thủ tục khai tử được thực hiện theo hướng dân tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Thông tư
– Thẩm quyền đăng ký khai tử được ghi nhận tại Điều 32
– Thủ tục (Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Thông tư 04/2020/TT-BTP): Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho Cơ quan đăng ký hộ tịch. Thông tin trên giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; địa điểm chết và nguyên nhân chết.
5. Phạm nhân chết tại trại giam thì việc chấp hành án phạt tù giải quyết như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau:
– Trường hợp người chết là người Việt Nam:
+ Khi cơ quan có thẩm quyền cho phép làm các thủ tục mai táng người chết thì trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện phải tiến hành thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân.
+Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà cá nhân có liên quan đến người mất thì trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện tổ chức mai táng theo quy định của pháp luật và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện trong việc mai táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc mai táng được Nhà nước cấp.
– Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu Cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật thi hành án hình sự năm 2019;
– Luật Hộ tịch năm 2014;
– Thông tư 04/2020/TT-BTP sửa đổi quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch.