Đăng ký khai sinh khi cha mẹ ở tù? Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động? Bố mẹ không có hộ khẩu cố định, khai sinh cho con như thế nào?
Khai sinh, là quyền nhân thân của mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử còn nếu trẻ em sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. Việc khai sinh, khai tử được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Vậy đối với trường hợp cha mẹ của trẻ em khi sinh ra đang ở tù thì việc đăng ký khai sinh được thực quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì bài viết dưới đây của
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Luật hộ tịch 2014 số 60/2014/QH13.Bộ luật dân sự năm 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017.Luật trẻ em năm 2016 .- Luật thi hành án hình sự năm 2019.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Mục lục bài viết
1. Quyền được khai sinh của trẻ em theo quy định của pháp luật
Mọi trẻ em phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có một tên gọi. Theo quy định của điều 30 của
Theo quy định của
2. Trách nhiệm đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật
Theo điều 15 của
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Như vậy có thể thấy trong thời hạn 60 ngày thì, những người có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho con. Những chủ thể ở đây có thể là bố mẹ, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc là các cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Đối với trường hợp không phải là bố, mẹ thì việc người thân đi khai sinh phải có
Như vậy, trong trường hợp dựa trên nghĩa vụ khai sinh cho con đó, bố mẹ và những người có trách nhiệm liên quan phải thực hiện đăng ký khai sinh cho con kể cả là khi bố mẹ đang ngồi tù thì quyền được khai sinh cho trẻ em cũng không bị ảnh hưởng.Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Thủ tục khai sinh cho con khi có cha mẹ đang ở tù theo quy định của pháp luật
Thứ nhất, đối với thủ tục khai sinh lưu động.
Đây là trường hợp đặc biệt, Nữ tù không được tạm đình chỉ chấp hành án mà đang mang thai và sinh con dưới 36 tháng tuổi vẫn được quyền khai sinh cho con theo thủ tục lưu động. Theo đó, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Được quy định cụ thể tại điều 26 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định như sau:
Điều 26: Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù:
1. Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có đủ các tài liệu sau đây:
a) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo;
b) Quyết định thi hành án phạt tù;
c) Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành án phạt tù đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Danh bản của người chấp hành án phạt tù;
đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành án phạt tù là người nước ngoài;
e) Phiếu khám sức khỏe và tài liệu khác có liên quan đến sức khỏe của người chấp hành án phạt tù;
g) Bản nhận xét việc chấp hành nội quy của trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với người bị tạm giam;
h) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trường hợp con của người bị kết án phạt tù theo mẹ vào trại giam thì phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế; trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam chuyển người bị kết án phạt tù đến trại giam để chấp hành án kèm theo giấy cam đoan của mẹ về việc sinh con. Trại giam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo mẹ vào trại giam theo quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch.
Lúc này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở là cơ quan nhà nước có trách nhiệm đăng ký, cấp giấy khai sinh cho con của nữ phạm nhân
Ngoài ra thì bố mẹ đang ở tù có thể ủy quyền khai sinh cho người thân ở nhà khai sinh cho con như sau.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì có thể ủy quyền cho các đối tượng sau khai sinh.Ông hoặc bà hoặc người thân thích khác: việc ủy quyền cho ông bà người thân thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực. Tuy nhiên nếu người được ủy quyền không có quan hệ thân thích, việc ủy quyền phải được công chứng, chứng thực.
4. Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động theo quy định của pháp luật
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Công chức Tư pháp – Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh, giấy khai sinh và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng của người yêu cầu hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.
Tại địa điểm đăng ký khai sinh lưu động, công chức Tư pháp – Hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký khai sinh; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh theo quy định và viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký khai sinh lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức Tư pháp Hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn ký giấy tờ hộ tịch và ghi nội dung đăng ký vào Sổ hộ tịch tương ứng. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức Tư pháp – Hộ tịch đem theo Giấy khai sinh và Sổ khai sinh để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ khai sinh theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ khai sinh ghi rõ “Đăng ký lưu động”.
* Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức Tư pháp – Hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký khai sinh, công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy khai sinh cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ khai sinh.
Cách thức thực hiện: Công chức Tư pháp – Hộ tịch trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại nhà riêng của người yêu cầu hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động.