Tại sao cần phải tiến hành đăng ký công cụ hỗ trợ và cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ? Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ?
Bên cạnh vũ khí thì công cụ hỗ trợ cũng là một đối tượng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, sức khỏe con người. Để quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng công cụ hỗ trợ của các chủ thể trong xã hội, pháp luật đã quy định chi tiết về hoạt động đăng ký công cụ hỗ trợ và hoạt động cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019;
– Thông tư số 16/2018/TT/BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 do Bộ Công an ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Thông tư số 18/2018/TT/BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 do Bộ Công an ban hành quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ,
Mục lục bài viết
1. Tại sao phải đăng ký công cụ hỗ trợ và cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ?
Tại Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp”.
Như vậy, công cụ hỗ trợ được sử dụng với mục đích để thi hành nhiệm vụ, để hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ người thi hành công vụ. Tuy không có tính sát thương cao như các vũ khí, nhưng các công cụ hỗ trợ cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cơ thể của con người khi bị tác động. Giả dụ trong trường hợp chúng ta ai cũng được sử dụng công cụ hỗ trợ, thì các công cụ dễ dàng được dùng để thực hiện các hành vi phạm tội khác như công cụ dùng để đánh nhau, gây thương tích cho người khác, hoặc dùng nó trong việc thực hiện tội phạm, ví dụ như dùng súng bắn điện để làm ngất người khác rồi lấy cắp tài sản của họ,… Như vậy, thì các công cụ hỗ trợ trở hành phương tiện phạm tội và từ đó gây nên những bất ổn xã hội.
Nhằm đảm bảo tối đa sự ổn định của xã hội, thì quản lý việc sử dụng công cụ hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Việc quản lý công cụ hỗ trợ được thực hiện dưới nhiều biện pháp khác nhau, trong đó việc cấp phép sử dụng là hoạt động đầu tiên trong việc quản lý các công cụ hỗ trợ này.
Tại điểm a Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định như sau:
“a) Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp đối với các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại. Đối với các loại công cụ hỗ trợ khác thì cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ;”
Đối chiếu với quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định, thì công cụ hỗ trợ được chia thành 6 nhóm chính. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép sử dụng và giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ lại áp dụng khác nhau đối với từng loại công cụ hỗ trợ. Từ quy định trên, thì đối với “các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại” thì các chủ thể phải tiến hành đề nghị cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ; còn các loại công cụ hỗ trợ khác như động vật nghiệp vụ, phương tiện xịt hơi cay, lá chắn, mũ chống đạn,… thì chỉ tiến hành đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ.
Việc pháp luật quy định như vậy do nhóm đối tượng “các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại” là nhóm đối tượng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, sức khỏe con người. Các chủ thể sử dụng, trường hợp sử dụng phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt hơn thì mới được sử dụng. Còn các công cụ hỗ trợ còn lại có ít có khả năng gây ảnh hưởng hơn thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện thấp hơn. Về bản chất thì việc cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ và Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ có thủ tục tương đương nhau và đều nhằm mục đích để sử dụng công cụ hỗ trợ.
2. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ:
Để bắt đầu hoạt động đề nghị cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ thì chủ thể có mong muốn phải tiến hành xây dựng hồ sơ đề nghị. Cần lưu ý rằng loại giấy tờ này chỉ cấp cho cơ quan được trang bị, do đó mà chỉ các đơn vị được trang bị công cụ hỗ trợ mới được đề nghị cấp giấy tờ này. Theo quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
“…văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng công cụ hỗ trợ; bản sao Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ; bản sao hóa đơn hoặc bản sao
Bản chất của hồ sơ đề nghị là phải thể hiện đầy đủ các thông về nội dung đề nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên những thông tin đó để có cái nhìn đánh giá khách quan nhất. Do vậy, mà hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cũng vậy, phải thể hiện được những thông tin cơ bản về công cụ hỗ trợ; mục đích sử dụng; cơ sở để tiến hành sử dụng công cụ hỗ trợ,….
Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ sẽ được nộp tới
Khi nhận được hồ sơ nộp đến, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì đề nghị người nộp sửa đổi, bổ sung; nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan trả lại hồ sơ cho chủ thể nộp hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị nhận được sẽ được chuyển đến lãnh đạo của cơ quan nhận, lãnh đạo của cơ quan nhận có trách nhiệm phân công cán bộ của cơ quan tiến hành các hoạt động thẩm tra để cấp phép. Theo quy định tại điểm h, điểm i Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 18/2018/TT- BCA quy định, thì cán bộ có trách nhiệm thẩm tra phải “trực tiếp đến” đơn vị đề nghị cấp giấy phép để kiểm tra. Nội dung kiểm tra sẽ bao gồm: “số lượng, chủng loại, số hiệu, ký hiệu, nguồn gốc, chất lượng công cụ hỗ trợ”. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra thì phải tiến hành báo cáo với lãnh đạo cơ quan về kết quả thẩm tra.
Sau khi nhận được kết quả thẩm tra, thì chủ thể có thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ/ Giấy xác nhận công cụ hỗ trợ- Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh- sẽ căn cứ và kết quả thẩm tra để cấp giấy phép. Nếu đơn vị yêu cầu đủ điều kiện thì sẽ phê duyệt, ký cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ/ Giấy xác nhận công cụ hỗ trợ. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ/ Giấy xác nhận công cụ hỗ trợ thì phải có văn bản trả lời về lý do không cấp giấy phép và trả lại hồ sơ cho đơn vị đề nghị.
Thời hạn cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ/ Giấy xác nhận công cụ hỗ trợ là 10 ngày, tính từ khi cơ quan nhận được hồ sơ đề nghị.
Và theo quy định tại Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ có thời hạn 05 năm, được cấp đổi khi hết hạn và cấp lại khi bị hư hỏng, mất. Còn Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ thì không có thời hạn, giấy này cũng được cấp lại khi bị hư hỏng hoặc bị mất.