Đất thủy lợi (mương thủy lợi) đăng ký lần đầu được không? (UBND xã đăng ký quản lý, sử dụng). Nếu được thì cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật Dương Gia! Cho em hỏi:
1/Đất thủy lợi (mương thủy lợi) đăng ký lần đầu được không? (UBND xã đăng ký quản lý, sử dụng). Nếu được thì cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào?
2/ Đăng ký lần đầu cho thửa đất là đất lúa (thừa kế), hộ gia đình cá nhân. Thủ tục đăng ký, trình tự, hộ sơ như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Đăng ký lần đầu đất thủy lợi (mương thủy lợi)
Việc đăng kí lần đầu với đất mương thủy lợi theo quy định của Luật Đất đai 2013:
Theo Điều 10 phân loại đất thì đất thủy lợi thuộc nhóm đất phi nông nghiệp “e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;”
Mà mương thủy lợi đã được UBND xã đăng ký quản lý, sử dụng do đó Điều 17 quy định về Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất qua các hình thức:
– Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
– Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
– Công nhận quyền sử dụng đất.
Khoản 2 Điều 26 quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: “ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
“1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
Theo các quy định trên thì đất thủy lợi được đăng ký lần đầu.”
Trình tự thủ tục
Điều 71 NĐ 43/2014/NĐ-CP Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý
“1. Người đang được Nhà nước giao đất để quản lý quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai mà chưa đăng ký có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất để quản lý thì Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào quyết định giao đất quản lý để cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai”
Nơi nộp hồ sơ:
– Người sử dụng đất nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
– Người sử dụng đất nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ:
Theo đó, đối với hồ sơ đăng kí đất nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, bao gồm:
- Đơn đăng ký, cấp GCN đất lần đầu;
- Giấy tờ quy định tại quyết định giao đấtcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất để quản lý (nếu có);
- Sơ đồ công trình xây dựng hoặc trích đo địa chính thửa đất, khu đất được giao quản lý (nếu có).
2. Đăng ký lần đầu cho thửa đất là đất lúa
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, việc đăng ký lần đầu cho thửa đất là đất lúa như sau
Khoản Điều 95 Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
Nếu thuộc trường hợp thửa đất được thừa kế đang sử dụng mà chưa đăng ký thì được đăng kí lần đầu
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng kí lần đầu với thửa đất
Căn cứ Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
– Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Tài nguyên và Môi trường.. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
– Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
Trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai
+Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện các công việc sau:
– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).
– Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương nơi có đất tổ chức kiểm tra xác minh thực địa; xác minh nguồn gốc sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tình trang tranh chấp lấn chiếm đất đai (đối với trường hợp đang sử dụng đất nhưng không có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất).
– Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào Đơn đăng ký; nếu không đủ điều kiện thì làm văn bản nêu rõ lý do và chuyển cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
– In Giấy chứng nhận kèm hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:
Giao phòng chuyên môn kiểm tra soát xét hồ sơ, lập văn bản trình UBND huyện ký cấp giấy chứng nhận.
Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chuyển kết quả thực hiện cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao cho người nộp hồ sơ sau khi hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tài chính. Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
– Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất ;
– Bản mô tả ranh giới thửa đất
– Hồ sơ nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nay được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp (đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng
– Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất
– Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý đất (nếu có);
– Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài