Tả người lao động đang làm việc luôn là những đề tài tập làm văn quen thuộc trong chương trình giáo dục tiểu học. Sau đây là dàn ý bài văn tả người lao động đang làm việc chi tiết nhất, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Dàn ý tả bác nông dân đang gặt lúa:
a. Mở bài: Giới thiệu người lao động đang làm việc em muốn miêu tả: Bác nông dân đang gặt lúa
b. Thân bài:
– Tả ngoại hình bác nông dân:
+ Bác nông dân khoảng gần 50 tuổi, thân hình gầy và thấp. Nước da rám nắng, phần tay và chân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nên màu da đậm hơn
+ Tóc bác dày, đen bóng, bác mặc bộ quần áo cũ, bạc màu, đầu đội chiếc nón lá, quần xắn lên giữa bắp chân
– Tả hoạt động của bác nông dân:
+ Lội xuống ruộng lúa, bác cúi lưng xuống, một tay cầm lấy vài thân lúa, kéo sát vào nhau, một tay cầm liềm cắt ngang gốc lúa, cách mặt đất chừng 3 – 5 cm. Sau đó bác bỏ mớ lúa nhỏ vừa cắt được xuống mặt ruộng, rồi lặp lại việc cắt lúa. Khi một bó lúa được chồng lên đủ to, bác dừng lại lấy một thân lúa dài làm dây, buộc chặt bó lúa lại, dựng gọn ở một góc, rồi tiếp tục gặt lúa
+ Bác cúi xuống cắt lúa di chuyển liên tục, lưng bác nhấp nhô ướt đẫm mồ hôi. Khi gặt được mười bó lúa to, bác ôm lúa ra chất lên xe bò cho con bác chở về sân. Bác tranh thủ uống cốc nước vối mát, lấy áo lau mồ hôi trên trán rồi lại đội nón lên đầu, tay cầm liềm tiến về phía ruộng lúa.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho bác nông dân và công việc của bác.
2. Dàn ý tả cô lao công:
a. Mở Bài: Giới thiệu về cô lao công
b. Thân Bài:
– Ngoại hình: Dáng người cô cân đối, làn da ngăm đen, khuôn mặt trái xoan, mái tóc màu đen, dài đến ngang lưng.
– Trang phục: Cô mặc bộ quần áo màu xanh của công nhân vệ sinh môi trường, đội nón, đi giày. Cô đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, đeo găng tay để bàn tay không bị dính bẩn.
– Hoạt động: Cô nhanh nhẹn đưa từng đường chổi và hót rác vào xe đẩy để mang rác đến nơi xử lí. Cô làm việc rất cần mẫn, không quản ngại trời nắng hay mưa.
c. Kết Bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân với cô lao công ấy, sự biết ơn với công việc cô làm mỗi ngày cho xã hội
3. Dàn ý tả chú công an giao thông:
a. Mở bài: Giới thiệu chú công an giao thông.
b. Thân bài:
– Tả ngoại hình:
+ Vóc dáng người: dong dỏng cao, hơi gầy, rắn rỏi với nước da ngăm ngăm đen.
+ Khuôn mặt: mặt chữ điền, đôi mắt to, nhìn thẳng, ánh mắt sáng, giọng nói rõ ràng.
+ Chú công an mặc đồng phục màu vàng kem, đội mũ lưỡi trai quân phục cùng màu với áo quần.
– Tả hoạt động: Chú công an giao thông gác đường ở ngã tư. Tay chú cầm gậy ngắn sơn hai màu trắng đen và dùng gậy ra hiệu cho xe chạy qua hay dừng lại theo hiệu lệnh của màu đèn. Chú thổi còi khi có người lái xe vi phạm luật.
c. Kết bài:
Nêu tình cảm, suy nghĩ của em đối với chú công an: quý mến, biết ơn và tôn trọng chú công an.
4. Dàn ý tả cô giáo đang giảng bài:
a. Mở bài: Giới thiệu hoạt động của cô giáo: Tả cô giáo đang dạy bài tập đọc
b. Thân bài:
– Tả hình dáng của cô giáo: Dáng người cao gầy, mảnh mai, mái tóc đen dài óng mượt. Tiết học hôm nay cô mặc áo dài màu hồng nhạt
– Tả hoạt động của cô:
+ Cô giáo đứng trên bục giảng chào cả lớp, ra hiệu học sinh ngồi xuống rồi mới về bàn giáo viên ngồi. Cô nhắc cả lớp mở sách giáo khoa, cô cầm phấn, viết tên bài tập đọc lên bảng. Cô cho cả lớp 5 phút đọc nhẩm bài tập đọc, sau đó cô đọc mẫu cho cả lớp 2 lần
+ Trong lúc đọc, cô đứng giữa bục giảng, một tay cầm sách, một tay làm các động tác đưa lên và xuống để minh họa cho ngữ điệu khi đọc. Cô không nhìn sách liên tục, mà thường vừa đọc vừa nhìn xuống các bạn học sinh, để kịp thời nhắc nhở các bạn chưa nhìn vào sách
+ Sau đó, cô chia bài tập đọc thành từng đoạn nhỏ, mời từng bạn đứng dậy đọc. Bạn nào đọc bài thì cô sẽ đứng bên cạnh, bạn đọc sai hay ấp úng thì cô sẽ đọc mẫu từ đó cho bạn đọc theo. Sau khi đọc xong vài lượt, cô sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi ở cuối bài tập đọc. Những câu đầu rất dễ, sẽ có nhiều bạn xung phong trả lời, còn các câu khó hơn, cô sẽ phải đưa ra các câu hỏi nhỏ để gợi ý.
+ Bạn nào trả lời chưa đúng hoặc gần đúng, cô không trách mắng, mà từ tốn giải thích cho bạn hiểu. Cô dạy rất nghiêm túc, quan tâm đến từng bạn, nên thường gọi bất ngờ và ngẫu nhiên chứ không chăm chú vào những bạn giơ tay
c. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho tiết học mà cô giáo vừa dạy và dành cho cô giáo của mình
5. Dàn ý tả bác sĩ khám bệnh:
a. Mở bài:
Gia đình em ở Thành phố Hà Nội, cạnh nhà em là nhà một bác sĩ. Người bác sĩ ấy không chỉ giúp đỡ bà con trong khu phố mà còn là ân nhân của gia đình em.
b. Thân bài:
– Bác sĩ đã 68 tuổi nên hàng ngày em thường gọi bằng ông. Hiện nay ông đã nghĩ hưu.
– Ông có dáng người cao, da ông sạm đen, mắt to, lông mày rậm. Tóc ông bạc ở hai bên thái dương và một ít ở trước trán. Khi còn đi làm, ông mặc áo blue trắng. Trông ông thật đẹp. Nhìn ông mình thấy ông rất trí thức và đức độ
– Khi ông đã nghỉ hưu, em thấy sáng sáng ông thường dậy sớm tập thể dục. Ông chạy bộ ở con đường trước nhà và có hôm, mình thấy ông tập thể dục trên sân thượng.
– Hôm nào lên sân thượng vào sáng sớm, nhìn sang sân thượng nhà ông, mình cũng thấy ông đang tưới những cây cảnh trồng trên đó. Tuy không mở phòng khám nhưng bà con trong khu phố cần giúp là ông lại vui vẽ giúp đỡ ngay. Ông đã chữa cho ông nội em khỏi bệnh khi ông em bị ốm
c. Kết bài:
Em rất yêu quý và kính trọng ông. Mình luôn xem ông như ông nội đáng kính của mình. Lớn lên, mình sẽ phấn đấu trở thành một bác sĩ giỏi được nhiều người yêu quý và ngưỡng mộ như ông.
6. Dàn ý tả mẹ đang nấu ăn:
a. Mở bài: Giới thiệu mẹ em khi đang nấu cơm trong bếp
b. Thân bài :
– Giới thiệu mẹ em
+ Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ có dáng người dong dỏng, tóc mẹ cắt ngắn ngang vai đen nhánh ôm lấy khuôn mặt hình trái xoan. Mẹ có nước da trắng tự nhiên. Đôi mắt bồ câu của mẹ ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Mẹ có chiếc mũi cao dọc dừa, đôi môi đỏ hồng tự nhiên, khi mẹ cười để lộ hàm răng trắng.
+ Mẹ tính tình rất nhẹ nhàng, duyên dáng nên ai cũng yêu quý. Giọng nói mẹ ấm áp. Mẹ ăn mặc rất giản dị, mộc mạc. Mẹ là giáo viên dạy Văn ở trường cấp hai. Mẹ là người rất chu đáo và tỉ mỉ.
– Miêu tả khi mẹ nấu ăn
+ Em thấy mẹ đẹp nhất là khi nấu nướng. Món ăn mà em thích nhất là món sườn xào chua ngọt. Mẹ đi chợ sớm để mua được sườn về. Ngoài ra để làm được món này mẹ mua thêm cà chua, hành lá,… nên món ăn rất bắt mắt
+ Đầu tiên mẹ chặt nhỏ miếng sườn rồi rửa sạch cho vào luộc qua. Mẹ rửa sạch cà chua, hành lá rồi cắt nhỏ. Sau đó mẹ lấy chiếc chảo rồi đổ một chút dầu vào, cho cà chua và hành nếm thêm mắm, đường và chút ớt để tạo sốt, cho sườn vào đảo nhẹ để lửa cháy nhỏ đủ thời gian để sốt thấm vào sườn. Mẹ lấy chiếc đĩa, đổ món ăn ra đĩa trang trí trông rất hấp dẫn. Sau khi nấu xong mẹ dọn dẹp bếp sạch sẽ. Ngoài món sườn chua ngọt mẹ nấu các món khác cũng rất ngon như gà rang, cá nướng….
c. Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ của em