Xử lý khi nhà thầu không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng? Giữ tiền bảo đảm dự thầu của nhà thầu phụ khi vi phạm hợp đồng? Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp nào? Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp nào? Hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu cho đơn vị trúng thầu?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về đảm bảo dự thầu và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật dân sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong cuộc sống khi ký kết bất kỳ một giao dịch hay một hợp đồng các bên luôn luôn thỏa thuận các biện pháp bảo đảm nhằm ràng buộc các thực hiện theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận và phạt vi phạm nếu một trong các bên vi phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết hợp đồng trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong đấu thầu nói riêng. Tuy nhiên, do trong lĩnh vực đấu thầu có tính đặc thù nên khi ký kết thực hiện hợp đồng cung cấp của các dịch vụ gói phi tư vấn, gói thầu xây lắp, gói thầu mua sắm thiết bị, hàng hóa, gói thầu tư vấn gói thầu hỗn hợp và các quá trình lựa chọn nhà thầu khác nên không phải mọi chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức,cá nhân còn lúng túng không biết trường hợp nào cần bảo đảm dự thầu? áp dụng trong trường hợp nào trong đấu thầu và làm như thế nào để không bị vi phạm các quy định của pháp luật đầu thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm dự thầu:
Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhằm đảm bảo cho việc tham dự thầu của mình một cách nghiêm túc, đúng pháp luật. Đồng thời, việc pháp luật quy định biện pháp bảo đảm dự thầu còn nhằm mục đích giúp cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thuận tiện, đạt mục đích và hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh việc nhà thầu gây cản trở trong quá trình đấu thầu.
Bảo đảm dự thầu bao gồm các biện pháp dặt cọc, ký quỹ hay bảo lãnh ngân hàng. Các biện pháp này là các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện giao dịch dân sự được quy định xuất phát từ pháp luật về dân sự. Theo đó, nhìn chung các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hay bảo lãnh ngân hàng đều có thể hiểu là việc bên thực hiện bảo đảm phải sử dụng một khoản tiền để cam kết bảo đảm cho việc tham dự thầu một cách nghiêm túc, không huỷ ngang quá trình tham dự, trừ trường hợp bất khả kháng được pháp luật quy định.
Bảo đảm dự thầu là điều kiện tiên quyết khi nhà thầu tham dự đấu thầu đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, gói thầu cung cấp hàng hoá, gói thầu xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh. Đồng thời đây cũng là điều kiện tiên quyết đối với nhà thầu tư tham gia đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu.
Vấn đề cần lưu ý khi áp dụng biện pháp bảo đảm dự thầu đó là nhà thầu, nhà đầu tư phải tiến hành thực hiện biện pháp đặt cọc, ký quỹ hay bảo lãnh ngân hàng theo yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm đóng thầu. Nếu việc thực hiện các biện pháp bảo đảm dự thầu được thực hiện sau thời điểm đóng thầu thì được coi là không hợp lệ và không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Thứ hai, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Theo quy định của pháp luật thì khái niệm về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật được hiểu là việc chủ đầu tư khi ký kết các hợp đồng và các nhà thầu đã trúng thầu để thực hiện một trong các biện pháp để nộp thư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng trong nước được thành lập theo pháp luật Việt Nam, thực hiện việc ký quỹ và biện pháp đặt cọc để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của các nhà đầu tư, các nhà thầu.
Hiện nay chủ đầu tư có thể lựa chọn các biện pháp như đặt cọc, ký quỹ,, bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật về đấu thầu để áp dụng với các nhà thầu đã trúng thầu trước khi giao kết hợp đồng trừ các trường hợp mà pháp luật có quy định khác như gói thầu tư vấn thì không cần áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật thì ký quỹ là một trong các biện pháp để các nhà thầu và các nhà đầu tư lựa chọn áp dụng nhằm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong đó nhà thầu hoặc nhà đầu tư phải gửi một khoản tiền đảm bảo vào tài khoản của một ngân hàng theo quy định.
Để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu, nhà đầu tư trong khi thực hiện hợp đồng trong đấu thầu thì bảo lãnh cũng là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hợp pháp và được áp dụng phổ biến.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì bảo lãnh ngân hàng được hiểu là việc các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cam kết thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đó sẽ đại diện thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho các bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết khi thực hiện hợp đồng.
Theo đó, pháp luật về đấu thầu quy định trường hợp nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ như giao hàng, vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng hay vi phạm các nghĩa vụ khác đã giao kết trong hợp đồng thì chủ đầu tư có quyền xử lý khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng trong thời hạn bảo lãnh còn hiệu lực.
Trong khi thực hiện hợp đồng thì các nhà thầu sẽ không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau:
+ Khi nhà thầu vi phạm các nghĩa vụ mà nhà thầu đã thoả thuận với chủ đâu tư trong hợp dồng đã có hiệu lực pháp luật.
+ Khi hợp đồng mà các bên đã giao kết đã có hiệu lực pháp luật mà nhà thầu từ chối không thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận.
Vì vậy, các nhà thầu muốn được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng thì phải thực hiện xong tất cả các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Tuỳ theo quy mô của gói thầu lớn hay nhỏ và tính chất của hợp đồng, chủ đầu tư có quyền quyết định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng giao động trong khoảng từ 2% đến 10% giá trúng thầu để dự phòng và ngăn ngừa rủi ro đối với chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cần lưu ý mức giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì thời gian có hiệu lực khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã thực hiện hoàn thành nghĩa vụ theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp do yếu tố khách quan, hoặc thuộc trường hợp cấp thiết, bất khả kháng cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì các bên phải thỏa thuận yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. Nếu các bên có thỏa thuận quy định về bảo hành thì ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp các bên có thỏa thuận.
Việc quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng như đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh là biện pháp áp dụng đối với nhà thầu, nhà đầu tư khi thực hiện hợp đồng trong đấu thầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chủ đầu tư và nhằm tránh những mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử lý khi nhà thầu không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng
- 2 2. Giữ tiền bảo đảm dự thầu của nhà thầu phụ khi vi phạm hợp đồng
- 3 3. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp nào?
- 4 4. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp nào?
- 5 5. Hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu cho đơn vị trúng thầu
1. Xử lý khi nhà thầu không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi một tình huống trong đấu thầu như sau: Anh A đại diện cho nhà thầu liên danh đã tham gia đấu thầu do công ty tôi tổ chức, sau quy trình lựa chọn dựa vào bảng xếp hạng và thỏa thuận thì bên A ký hợp đồng và phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tuy nhiên bên A này lại không thực hiện, vậy chúng tôi xử lý như thế nào, vì hết thời gian có hiệu lực của hợp đồng, liệu chúng tôi có được phép không hoàn trả khoản bảo đảm dự thầu cho nhà thầu A hay không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật đấu thầu 2013
Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.
Mặt khác khi quy định về vấn đề bảo đảm dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp nhất định bao gồm:
Luật sư
+ Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
+ Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu
+ Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
+ Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, quá thời hạn mà bên A không thực hiện thì bên bạn được quyền không được hoàn trả số tiền bảo đảm dự thẩu.
2. Giữ tiền bảo đảm dự thầu của nhà thầu phụ khi vi phạm hợp đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau hiện nay tôi đang tiến hành ký kết với chủ đầu tư một hợp đồng vì tôi đã trúng thầu một gói thầu vào tháng 8/2015. Tuy nhiên, có hai nội dung cần tư vấn từ luật sư như thế này.
Thứ nhất, hiện tại nhà thầu phụ không thực hiện đúng tiến độ thì tiền bảo lãnh đó chúng tôi có được phép giữ không?
Thứ hai, vì tiến độ chậm thực hiện nên đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng thì có được hoàn trả số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng từ chủ đầu tư không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính, chính vì như vậy bạn cần xem xét lại hợp đồng mà bên bạn ký với thầu phụ về nội bảo đảm và xử lý vi phạm như thế nào để áp dụng theo đúng hợp đồng mà hai bên ký.
Thứ hai: Nếu như bên bạn chậm thực hiện, có lỗi hay nói cách khác là vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng thì theo quy định tại Luật đấu thầu 2013 có quy định như sau:
“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
…5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”
Bạn cần xem xét lại nội dung thỏa thuận vi phạm là gì, thương thảo với chủ đầu tư để bảo đảm quyền lợi. Nếu không thực hiện đúng và cũng không thỏa thuận được bên bạn sẽ không được hoàn trả khoản tiền đã ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng.
3. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật Dương Gia Mình có đọc được bài tư vấn của Luật Dương Gia về Bảo đảm thực hiện hợp đồng, muốn hỏi thêm về vấn đề này, cụ thể như sau https://luatduonggia.vn/bao-dam-thuc-hien-hop-dong-trong-dau-thau Bảo đảm thực hiện hợp đồng chỉ có giá trị trong thời gian thực hiện hợp đồng, Nội dung hợp đồng không quy định về Bảo đảm thực hiện hợp đồng như ở điều cuối của hợp đồng: Hiệu lực hợp đồng, có đề cập đến “Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và bên B đã nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng” Sau khi ký hợp đồng, bên B đã triển khai thực hiện và hoàn thành trước thời hạn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong nội dung hợp đồng về hàng hóa, chất lượng hàng hóa và các yêu cầu liên quan khác. Theo đó hai bên đã ký biên bản nghiệm thu làm căn cứ cho bên B xuất hóa đơn GTGT. Căn cứ Biên bản nghiệm thu và Hóa đơn GTGT, hai bên cũng đã tiến hành ký
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực, được bên giao thầu chấp nhận và phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành; trừ hợp đồng tư vấn xây dựng và những
Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với tỷ lệ giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thoả thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (trường hợp các bên thỏa thuận phải có bảo lãnh tiền tạm ứng):
a) Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên;
b) Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với phần giá trị giảm trừ tiền tạm ứng qua mỗi lần thanh toán theo thoả thuận của các bên.
Thứ hai, căn cứ quy định tại Điều 66 Bảo đảm thực hiện hợp đồng Luật đấu thầu 2013 như sau:
“1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.
4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”
Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm được quy định trong hợp đồng. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng khi bên nhận thầu đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành.
Tại biên bản thanh lý hợp đồng hai bên đã thống nhất về nghĩa vụ thanh toán của bên A và nghĩa vụ bảo hành. Tuy nhiên nếu không thuộc trường hợp nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thì thỏa thuận của các bên là trái với quy định pháp luật và hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu, bên A có quyền trả lại hàng hóa cho bên B.
4. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty Cp Xây dựng An Nghĩa xin hỏi: Trong hồ sơ mời thầu ghi rõ phần bảo đảm dự thầu: Đơn vị thụ hưởng là Ban quản lý dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định. Chủ đầu tư của công trình là Sở Y tế Bình Định, Ban quản lý dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định là đơn vị đại diện chủ đầu tư. Thư bảo đảm dự thầu của chúng tôi ghi đơn vị thụ hưởng là Sở Y tế Bình Định. Chúng tôi xin hỏi Luật Dương Gia về tính hợp lệ thư bảo đảm dự thầu của chúng tôi, chúng tôi có bị trượt thầu vì lí do trên không? Chúng tôi chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 11 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:
“Điều 11. Bảo đảm dự thầu
1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:
a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;
b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.
4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.
5. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
7. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này.
8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;
d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Theo thông tin mà bạn trình bày và theo quy định của pháp luật thì việc bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.
+ Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Do vậy, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
5. Hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu cho đơn vị trúng thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật Dương Gia trả lời giúp tôi, vừa qua địa phương chúng tôi tổ chức đấu thầu thi công xây dựng nhà Hiệu bộ trường trung học cơ sở, có 3 đơn vị dự thầu, mỗi đơn vị đặt cọc 20 triệu đồng, sau thời gian đơn vị tư vấn đánh giá đơn vị trúng thầu, và được công bố đơn vị trúng thầu, sau đó chúng tôi đã trả lại tiền đặt cọc đấu thầu cho 2 nhà thầu không trúng, còn đơn vị trúng thầu liệu chúng tôi có trả ngay sau khi 2 bên làm hợp đồng kinh tế hay để bảo đảm hợp đồng đến hết thời gian thi công xây dựng. Vậy đề nghị tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Khoản 7 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
“7. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, địa phương bạn tổ chức đấu thầu thi công xây dựng nhà Hiệu bộ trường Trung học cơ sở, có 3 đơn vị dự thầu, mỗi đơn vị đặt cọc 20 triệu đồng, sau khi xác định được đơn vị trúng thầu, đơn vị bạn đã trả lại tiền đặt cọc cho 2 nhà thầu không trúng thầu; đối với nhà thầu được lựa chọn thì phải hoàn trả tiền đặt cọc cho đến khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (tức là trước thời điểm hợp đồng với nhà thầu có hiệu lực), không được sử dụng để bảo đảm thực hiện hợp đồng đến hết thời gian thi công xây dựng.