Đại diện Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Sự tham gia tố tụng của đại diện Viện kiểm sát khi giải quyết vụ án dân sự.
1. Các trường hợp viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định đối với những vụ án dân sự do
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ hợp pháp. Tuy nhiên trong trường hợp không thể tự mình thu thập chứng cứ và có yêu cầu thì thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ . Đồng thơi tòa án cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ trong một số trường hợp tại Khoản 1 Điều 87, Khoản 1 Điều 88 và Điểm b Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sụng 2011. Ngoài sự tham gia vào phiên tòa sơ thẩm của viện kiểm sát còn phụ thuộc vào từng thời điểm có khiếu nại của đương sự vê việc thu thập chứng cứ. Cụ thể:
– Trường hợp đương sự có khiếu nại trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa.
– Trường hợp đướng sự khiếu nại sau khi tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm khi còn đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án (Khoản 2 Điều 195). Nếu kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại đến thời điểm mở phiên tòa được nghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử còn chưa đủ thời hạn 15 ngày để nghiên cứu hồ sơ vụ án thì viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm. Và ngược lại nếu không đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án thì viện kiểm sát nhân dân không tham gia phiên tòa sơ thẩm tuy nhiên tòa án vẫn phải gửi
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sụng 2011 được Quốc Hội khóa XII thông qua tại kỳ họp tháng 9 sửa đổi, bổ sung điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng mở rộng phạm vi để Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án mà đương sự có khiếu nại về biện pháp thu thập chứng cứ của viện kiểm sát mà tòa án còn tham gia: “…các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở, hoặc một số bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.”.
2 Sự thay đổi đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa.
Tham gia phiên tòa, đại diện viện kiểm sát nhân dân có thể bị thay đổi hoặc phải từ chối tham gia phiên tòa tố tụng theo quy định tại điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 trong các trường hợp.
– Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Họ tham gia Tố tụng với tư cách người bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
Có căn cứ rõ ràng cho thấy họ có thể vô tư trong làm nhiệm vụ. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư kí phiên tòa. Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 còn quy định sự tham gia phiên tòa của dự khuyết khi kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa trong trường hợp không có kiểm sát viên sự khuyết để thay thế thì hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa và
3 Hoạt động của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa án sơ thẩm.
Thủ tục hỏi tại phiên tòa được quy định tại Điều 222 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
“Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì Kiểm sát viên hỏi sau đương sự.”
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong. Chủ tọa đề nghị kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm với vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên đại diện việc kiểm sát nhân dân phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi các bên đã tranh luận. Ý kiên phát biểu của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa là một trong những căn cứ để hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án. Từ đó giúp cho vụ án nhìn nhận đánh giá vụ việc một cách khách quan, toàn diện trên cơ sở đó vận dụng pháp luật một cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp.
>>> Luật sư
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong. Chủ tọa đề nghị kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm với vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên đại diện việc kiểm sát nhân dân phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi các bên đã tranh luận. Ý kiên phát biểu của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa là một trong những căn cứ để hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án. Từ đó giúp cho vụ án nhìn nhận đánh giá vụ việc một cách khách quan, toàn diện trên cơ sở đó vận dụng pháp luật một cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp.