Xác định đại diện hợp pháp, giám hộ cho con chưa thành niên. Ai là người đại diện hợp pháp của con chưa thành niên? Cha mẹ có phải giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên?
Hiện nay, để xác định người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ cho người chưa thành niên là điều rất cần thiết, vì điều này đảm bảo kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật hiện hành trong pháp luật dân sự và tố tụng dân sự. Ví dụ như trong các giao dịch nhận thừa kế, nhận tặng cho tài sản, mua bán tài sản…..Giám hộ cho người chưa thành niên và đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên là các quy định khác nhau nhằm mục đích cùng bảo vệ quyền lợi cho cùng một đối tượng là người chưa thành niên.
Thực tế có trường hợp người tiến hành tố tụng xác định cha mẹ là người “đại diện theo pháp luật” cho con chưa thành niên nhưng cũng có trường hợp người tiến hành tố tụng xác định cha mẹ là người “giám hộ” cho con chưa thành niên, do đó cần phân tích để làm rõ nhằm xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của cha mẹ đối với con chưa thành niên khi tham gia tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự.
Đối với việc giám hộ và đại diện theo pháp luật được
1. Khái niệm giám hộ, đại diện theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Căn cứ khái niệm quy định tại Điều 46 Giám hộ và Điều 134 Đại diện Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
– Giám hộ: là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự năm 2015 (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
– Đại diện: là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Điều kiện làm người giám hộ, người đại diện
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
– Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hôh
Đại dện theo pháp luật của cá nhân
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 146 Bộ luật dân sự năm 2015.
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Xác định đại diện hợp pháp, giám hộ cho con chưa thành niên
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là người chưa đủ 18 tuổi người chưa thành niên như sau:
– Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
– Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
– Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Căn cứ Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật dân sự năm 2015: “a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ” được xác định theo thứ tự sau đây:
– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
– Trường hợp không có người giám hộ như đã nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
-Trường hợp không có người giám hộ là anh chị, ông bà nội, ông bà ngoại như đã nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Theo Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ.
Qua đó cho thấy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định mọi giao dịch dân sự và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên tại Tòa án do người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện (kể cả người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định làm người đại diện theo khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015), chứ không có quy định thông qua người giám hộ (trừ trường hợp quy định theo Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015).
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người được giám hộ bao gồm:
“Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ”.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”. Như vậy, trong trường hợp này, nếu cha mẹ cùng làm giám hộ cho con thì có thể áp dụng cho trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và có yêu cầu người giám hộ hoặc được Tòa án chỉ định, chứ “con” trong trường hợp này không phải là “con chưa thành niên” được quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 như đã nêu trên.
Cha mẹ và người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015 được làm “người đại diện theo pháp luật”của người chưa thành niên mà cha mẹ không làm người giám hộ của con chưa thành niên; bởi vì người đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015 gồm: “Cha, mẹ đối với con chưa thành niên”, nên cha mẹ làm người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, còn người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015 làm người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên được quy định tại khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người giám hộ đối với người được giám hộ”, nên người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được làm người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên. Do đó, cha mẹ và người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên làm người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên để thực hiện theo quy định tại Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 đối với người chưa thành niên.
Chính vì vậy, mọi giao dịch dân sự và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên tại Tòa án, nếu cha mẹ của người chưa thành niên còn sống, không mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con khi tham gia tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự đối với con chưa thành niên thì cha mẹ không làm người “giám hộ” của con chưa thành niên mà cha mẹ làm người “đại diện theo pháp luật” của con chưa thành niên.
Mặt khác, nếu người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên làm người “đại diện theo pháp luật” của người chưa thành niên.
Từ những phân tích, đối chiếu nêu trên cho thấy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định mọi giao dịch dân sự và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên tại Tòa án thì cha mẹ làm người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015, chứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định cha mẹ làm người giám hộ cho con chưa thành niên. Nếu trường hợp người chưa thành niên được người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trở thành người đại diện theo pháp luật đối với người chưa thành niên theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi mất không để lại di chúc, tài sản chồng tôi để lại được chia thừa kế theo pháp luật cho mẹ chồng tôi, tôi và con tôi. Con tôi mới 4 tuổi nên người đại diện theo pháp luật cho con tôi là tôi hay là mẹ chồng của tôi là bà nội của cháu, để phân chia thừa kế? Tôi đã kết hôn với người khác. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Luật sư
Theo Điều 73
1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo quy định này, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
Do đó, bạn là mẹ của bé nên bạn là người đại diện theo pháp luật cho bé trừ khi có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
Việc bạn lấy chồng khác không làm mất quyền làm mẹ cũng như quyền làm người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên.
Như vậy, nếu con bạn chưa có người nào đó làm giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật thì bạn hoàn toàn có quyền là người đại diện theo pháp luật cho con của mình trong việc phân chia di sản thừa kế.