Đặc điểm của trả hồ sơ điều tra bổ sung. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng tụng hình sự.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của trả hồ sơ điều tra bổ sung:
Giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn tố tụng, trong đó ba giai đoạn quan trọng nhất là điều tra, truy tố, xét xử. Mỗi giai đoạn được pháp luật tố tụng hình sự quy định những nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng có liên quan mật thiết với nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho việc thực hiện giai đoạn sau. Vì vậy, nếu trong giai đoạn điều tra vụ án có thiếu sót, các chứng cứ chưa rõ ràng và còn có những mâu thuẫn, phát sinh những chứng cứ mới có ý nghĩa đối với việc đánh giá bản chất của vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc thiếu các thủ tục tố tụng và một số các lý do khác như có sự khác nhau về quan điểm đánh giá vụ án giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng mà không tự mình làm rõ được thì trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng có thể tự khắc phục được hoặc trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung. Do đó, Viện kiểm sát,
Khi thực hiện trả hồ sơ điều tra bổ sung, Viện kiểm sát,
Đồng thời, Viện kiểm sát, Tòa án còn phải tuân thủ trình tự, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật trong tố tụng hình sự. Mọi hoạt động tố tụng hình sự đều phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và hợp pháp. Do vậy, pháp luật tố tụng hình sự cũng đã ban hành một trình tự, thủ tục hợp lý về việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ thời hạn và số lần trả hồ sơ, việc thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung và những hậu quả pháp lý của trả hồ sơ điều tra bổ sung để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện thống nhất trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến mục đích của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đối với bất cứ hoạt động tố tụng hình sự nào luôn được các chủ thể thực hiện với một mục đích nhất định, có một ý nghĩa nhất định. Từ giai đoạn điều tra, truy tố cho đến giai đoạn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn hướng tới việc chứng minh tội phạm và sự thất khách quan. Nếu quá trình giải quyết vụ án được thực hiện đầy đủ, khách quan thì việc chứng minh tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội sẽ đúng đắn, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Đây là mục đích xuyên suốt là kim chi nan cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ra đời nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót trong quá trình chứng minh tội phạm và đi tìm sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo cho công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm được thực hiện hiệu quả hơn.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra các đặc điểm của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau:
Thứ nhất, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Hình thức hoạt động tố tụng này chính là quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nội dung của quyết định phải thể hiện rõ thẩm quyền, căn cứ, số, ngày tháng năm, địa điểm ban hành và quan trọng nhất là phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra hồ sơ để điều tra bổ của Viện kiểm sát. Tương tự, Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm thực hiện quyết định của Tòa án điều tra bổ sung những vấn đề Tòa án yêu cầu trong trường hợp không thể tự mình bổ sung được.
Thứ hai, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ do Viện kiểm sát và Tòa án tiến hành (trong giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự) trên cơ sở tuân thủ các quy định của BLTTHS về căn cứ, trình tự, thủ tục. Ngoài Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng không có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Thứ ba, mục đích của việc quy định chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự là nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử phải thật sự đầy đủ, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung chính là cơ hội để cơ quan tiến hành tố tụng được sửa sai, bổ sung những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ và đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng trong giai đoạn giải quyết vụ án hình sự. Đó vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ pháp lý mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện, cũng là một yêu cầu khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự để đảm bảo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.
2. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng tụng hình sự:
Mục đích của hoạt động điều tra nói chung, điều tra bổ sung nói riêng là tìm ra chân lý của vụ án, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, hành vi phạm tội diễn ra như thế nào, mức độ, hậu quả ra sao. Điều tra bổ sung còn rất cần thiết được tiến hành vì mục đích minh oan, cho dù không xác định được ai là người thực hiện hành vi phạm tội nhưng còn có trường hợp cần minh oan cho người khác. Điều tra là một trong những giai đoạn TTHS có tính chất độc lập, rất quan trọng, tạo tiền đề cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Những sai lầm, vi phạm pháp luật trong giai đoạn tiền xét xử sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xét xử, gây hậu quả lớn cho xã hội như oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Do đó, kết quả điều tra bổ sung bảo đảm cho hoạt động điều tra bổ sung bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được chính xác, khách quan hơn.
Để giải quyết và xử lý chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội, việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, tức là chứng minh trong tố tụng hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án đòi hỏi phải có các thông tin, tài liệu phản ánh sự kiện phạm tội. Hay nói cách khác chứng cứ là phương tiện duy nhất được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng chứng minh trong vụ án hình sự. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề lập pháp tố tụng hình sự, cũng như hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hành sự. Chứng cứ quan trọng là vậy, do đó thiếu chứng cứ thì có thể để lọt tội phạm, truy cứu không đúng người đúng tội, hoặc truy cứu không đúng với hành vi của họ gây ra cho xã hội. Kết quả điều tra phiến diện, thiếu khách quan có thể dẫn đến phải điều tra bổ sung gây ra tốn kém về công sức, thời gian và chi phí tố tụng. Vì vậy việc điều tra bổ sung phải chuẩn xác, đúng đắn nếu không vụ án còn phải kéo dài qua nhiều giai đoạn.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là nhằm bảo đảm tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội. Đó là các trường hợp qua hồ sơ mà thấy rằng bị cáo còn phạm tội khác hoặc cần định tội danh nặng hơn đối với tội đã bị tố hoặc qua hồ sơ thấy có người khác phải truy cứu trách nhiệm trong vụ án. Vì vậy, yêu cầu cần điều tra bổ sung nhằm tránh việc đưa ra xét xử mà bỏ truy sót tội phạm và người phạm tội hoặc định tội danh không phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Qua việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng đánh giá những nguyên nhân của những vấn đề đã làm được và những tồn tại. Một mặc, vừa kịp thời sửa chữa, khắc phục những tồn tại đó, mặt khác thâu lượm tích lũy thêm được những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Việc điều tra bổ sung còn có mục đích là góp phần phòng ngừa tội phạm, bảo đảm tính đúng đắn của thủ tục tố tụng.
=> Ý nghĩa của trả hồ sơ điều tra bổ sung:
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan hành tố tụng, tham gia tố tụng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm làm oan người vô tội.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là căn cứ pháp lý để VKS và Tòa án trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát điều tra bổ sung đồng thời là căn cứ pháp lý buộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải điều tra bô của VKS hay Tòa án góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Bổ sung theo yêu cầu Điều tra bổ sung góp phần bảo đảm nguyên xác định sự thật của vụ án: BLTTHS năm 2015 quy định các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cần thiết để cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật của vụ án. Trách nhiệm xác định sự thật của vụ án thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được BLTTHS năm 2015 quy định tại Điều 15 như sau:
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng nên để thực hiện chức năng của mình thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ, nghiên cứu vụ án để đánh giá chứng cứ một cách thận trọng, chính xác, toàn diện trách việc sai lệch gây hậu quả nghiêm trọng. Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung góp phần bảo đảm nguyên tắc định sự thật của vụ án.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động TTHS: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS có thể được hiểu là những quy định cơ bản chung nhất, được ghi nhận trong BLTTHS tại Điều 7 quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định”. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa còn là cơ sở quan trọng cho việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tham gia TTHS. Nguyên tắc này đảm bảo cho công cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm được kiên quyết, triệt để, kịp thời đảm bảo giáo dục đối với người phạm tội, đồng thời ngăn chặn làm oan người vô tội.
Ngoài ra trả hồ sơ điều tra bổ sung còn có ý nghĩa chính trị -xã hội: Trả hồ sơ để ĐTBS bảo đảm đúng pháp luật- liên quan đến đặc điểm thượng tôn pháp luật của nhà nước pháp quyền: Bảo đảm quyền không làm oan, sai – liên quan đến tính dân chủ, vì dân của nhà nước pháp quyền, cùng thực hiện quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ riêng, có sự phối hợp liên quan đến sự tập trung quyền lực nhưng có sự phân công của nhà nước pháp quyền Điều 2
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng liên minh giữa các giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Công dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước nhà nước.
Pháp luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm giữa nhà nước và công dân; quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của nhà nước. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền. Dân chủ gắn với pháp luật là bản chất của nhà nước pháp quyền. Do đó, cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật, quản lý bằng pháp luật, nhưng nhà nước và cơ quan nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật, chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, bảo đảm và phát triển quyền tự do, dân chủ của nhân dân, còn nhân dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Dân chủ hóa là nhu cầu bức thiết của nhà nước và xã hội, là một đòi hỏi mang tính nguyên tắc. Như vậy, bản chất của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là bảo đảm cho việc điều tra tuân thủ pháp luật, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.